Tỷ Lệ Nông Dân Tham Gia Bảo Hiểm Cây Lúa Còn Thấp
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo thí điểm nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, qua 3 năm thực hiện thí điểm chương trình bảo hiểm trên cây lúa tại 3 huyện: Tân Hồng, Tháp Mười, Châu Thành đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Từ vụ đông xuân 2011 đến vụ hè thu 2013, có gần 13.000 lượt hộ nông dân tham gia mua bảo hiểm trên 7.300ha lúa, với số tiền trên 6,8 tỷ đồng, công ty bảo hiểm bồi thường cho các hộ dân bị thiệt hại 1,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá, tỷ lệ tham gia bảo hiểm còn thấp, do đây là chương trình mới, một số cán bộ, nhân viên cơ sở trình độ còn hạn chế nên công tác triển khai thực hiện đạt kết quả chưa cao; quy trình thẩm định, đánh giá mức độ thiệt hại còn lúng túng, mất nhiều thời gian, giải quyết bồi thường thiệt hại cho dân chậm, nên chưa thu hút dân tham gia.
Related news
Đạ Sar là một xã nghèo nằm trong chương trình 30a của chính phủ, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm chủ yếu, hầu hết bà con đồng bào dân tộc còn tồn tại các tập quán canh tác lạc hậu.
Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng... Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Dự án giao đất giao rừng cho người dân chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn của lâm trường Lắk – huyện Lắk – Tỉnh Đắk Lắk đã tạo việc làm cho không ít hộ gia đình trên địa bàn huyện Lắk.
Nhờ tính cần cù, chịu khó và biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nông dân Lê Văn Nhang (66 tuổi), thôn Hà Trung, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Làm giàu không dễ nhưng cũng không khó với những người có ý chí và nghị lực như anh Nguyễn Thanh Sơn ở thôn Thanh Bình 3, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).