Tuyệt chiêu ép cây mọc thành hình bàn ghế đẹp như đẽo
Khi còn nhỏ, trong một lần dạo chơi trong vườn, nhà thiết kế người Anh Gavin Munro đã nhìn thấy một cây bonsai có hình dáng rất giống với chiếc ghế tựa mà cậu vẫn ngồi hàng ngày .
Từ đó, Gavin Munro đã nảy sinh và ấp ủ ý tưởng, tạo ra những đồ mộc độc đáo từ chính những cái cây .
Cây non được tạo hình
Bí quyết của Munro là dùng bộ khung cho các cây trồng như liễu, sồi, tro để ép nó mọc theo hình dạng mong muốn, cắt tỉa qua nhiều nằm và đến khi trưởng thành, chúng sẽ có hình dạng của chiếc bàn, chiếc ghế hay đèn chụp.
Nhà thiết kế này quả quyết, kỹ thuật của ông có thể tạo ra những sản phẩm không chỉ độc đáo mà còn bền và chắc chắn hơn rất nhiều so với cách làm mộc, đục đẽo truyền thống.
Để tạo được một sản phẩm hoàn chỉnh phải mất từ 4 - 8 năm, tùy thuộc vào chất liệu gỗ của cây .
Tuy nhiên, với Munro đó không phải là thời gian quá dài bởi ông có niềm đam mê.
“Tôi thích công việc này Đó là một cách làm rất hữu cơ khi sử dụng không khí, đất và ánh sáng mặt trời làm nhiên liệu", Munro chia sẻ.
Được biết, Công ty đồ nội thất Full Grow đã xây dựng một trang trại khoảng 1 ha, ở Wirksworth (Anh) để phát triển dự án trồng cây tự mọc thành đồ nội thất như bàn ghế, đèn chụp .
Sản phẩm đầu tiên dự kiến sẽ tung ra thị trường vào năm 2017.
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 ngành thuỷ sản đóng góp khoảng 3,7% vào GDP chung của cả nước. Lĩnh vực này hiện đang giải quyết việc làm cho trên 4,5 triệu lao động. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước khoảng 6,2 triệu tấn cho giá trị sản xuất vào khoảng 300 nghìn tỉ đồng.
Chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông cũng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng ốc hương, hướng dẫn người dân tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá". Mặc dù ốc hương là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng hiện nay chưa thể khuyến khích phát triển đại trà. Các ngành chức năng đang tiến hành quy hoạch vùng nuôi ốc hương và khuyến khích người dân nuôi tại vùng đã quy hoạch.
Tuy nhiên, để giúp người dân bám trụ với con cá rô đầu vuông, bên cạnh việc phối hợp với nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn nguồn gien, Hậu Giang cần phải tìm hiểu thị trường, mở rộng đầu ra và cần có sự chung tay của các ngân hàng hỗ trợ người dân nguồn vốn tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, đưa loại thủy sản này tìm lại chỗ đứng vốn có trên thị trường.
"Năm nay, bà con nông dân đã có chuẩn bị tốt, nghiên cứu kỹ thị trường để tái đàn, tăng đàn hợp lý, tránh tình trạng thiếu - thừa làm cho giá bấp bênh, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Giá các sản phẩm chăn nuôi hiện nay ở cả 3 miền cũng không có sự chênh lệch lớn." - Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT
Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60 - 80 triệu đồng.