Tuy An (Phú Yên) Kiên Quyết Tháo Dỡ Hồ Nuôi Tôm Trên Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Sản Xuất

Sáng 22/3, UBND huyện Tuy An (Phú Yên) đã tổ chức buổi họp triển khai biện pháp giải quyết các trường hợp xây dựng hồ nuôi tôm tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn, xã An Mỹ (Tuy An), gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai và gây dư luận không tốt trong nhân dân trong suốt thời gian qua.
Theo báo cáo của UBND xã An Mỹ, từ năm 2010, 6 hộ gia đình tại thôn Giai Sơn đã thuê lao động để xây 7 hồ nuôi tôm với diện tích hơn 12.000m2 trên đất rừng phòng hộ ven biển, đất rừng sản xuất tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn. Cuối năm 2012, huyện Tuy An và xã An Mỹ đã thực hiện cưỡng chế, tháo dỡ toàn bộ hồ nuôi tôm tại đây. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, 6 hộ gia đình này tiếp tục khôi phục lại cả 7 hồ nuôi và thả tôm nuôi cho đến nay.
Ông Nguyễn Phụng Ngoạn, Chủ tịch UBND huyện Tuy An cho biết, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý để tiến hành thực hiện biện pháp cưỡng chế, tháo dỡ các hồ nuôi tôm do 6 hộ gia đình sử dụng đất sai mục đích làm hồ nuôi tôm tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn. Huyện cố gắng thực hiện hoàn tất việc cưỡng chế, tháo dỡ toàn bộ các hồ nuôi tôm trả lại nguyên trạng ban đầu đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn trong tháng 4 này.
UBND huyện Tuy An cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng và chính quyền xã An Mỹ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tại địa phương thực hiện tốt Luật Đất đai, đồng thời yêu cầu các hộ nuôi tôm tại khu vực thôn Giai Sơn, bắt đầu từ ngày 22/3 phải ngừng ngay việc cải tạo ao hồ và không được thả tôm giống nhằm tránh thiệt hại khi thực hiện cưỡng chế.
Related news

Với thuận lợi được bao quanh bởi sông Rào Cái và sông Cày cùng nhiều diện tích ao hồ mặt nước, những năm qua, TP Hà Tĩnh chú trọng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo hướng công nghiệp. Nhiều hộ dân trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư các giống mới vào nuôi trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kịp thời nên năng suất đạt cao, tạo thu nhập ổn định, mở hướng thoát nghèo mới.

“Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà” là đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai từ năm 2011, góp phần đưa nghề nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển bền vững.

Đoàn công tác của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) phối hợp với công ty thành viên của mình ở Tây Nam Bộ vừa kết thúc hành trình 1 tuần lễ tặng phân bón cho nông dân nghèo trồng lúa ở các tỉnh ĐBSCL.

Ngày 17-8, Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) thuộc Bộ NN&PTNT phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Sở NN&PTNT Tiền Giang tổ chức hội thảo sơ kết mô hình sản xuất lúa “1 phải, 6 giảm” tại HTX nông nghiệp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang).

Từ những đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ước mơ thoát nghèo của hàng nghìn hộ ở huyện Lục Yên, Yên Bái đã thành hiện thực, họ thêm vững tin vươn lên trong cuộc sống...