Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Từng Bước Tự Sản Xuất Cá Giống Nước Lạnh

Từng Bước Tự Sản Xuất Cá Giống Nước Lạnh
Ngày đăng: 09/07/2013

Theo Sở NN-PTNT và Hiệp hội Cá nước lạnh Lâm Đồng thì để nghề nuôi cá nước lạnh phát triển nhanh và bền vững, ngành nông nghiệp địa phương cần chủ động sản xuất được nguồn cá giống chất lượng cao mà trước năm 2012 phải nhập khẩu 100%.

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) đang là thế mạnh của ngành nông nghiệp Lâm Đồng trong triển khai Chương trình Nông nghiệp công nghệ cao. Với những kết quả đã thu được từ những mô hình nuôi thử nghiệm và sau đó là nuôi thương phẩm, vừa qua, UBND tỉnh và Sở NN-PTNT tỉnh đã xây dựng Đề án “Quy hoạch nuôi cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng tới năm 2020”.

Mục tiêu của đề án này là tới năm 2020 toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm (năm 2009 sản lượng cá nước lạnh thương phẩm của toàn tỉnh là 240 tấn, năm 2011 khoảng 350 tấn, năm 2012 trên 360 tấn và kế hoạch sản xuất năm 2013 này là 500 tấn gồm 400 tấn cá tầm và 100 tấn cá hồi”.

Khảo sát các cơ sở nuôi thả cá nước ngọt trong 6 tháng đầu năm nay trên địa bàn tỉnh, Sở NN-PTNT cho rằng nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi thả cá nước lạnh nói riêng của tỉnh vẫn giữ được tăng trưởng và “các tổ chức, cá nhân nuôi cá nước lạnh tại địa phương đang đầu tư sản xuất con giống và cá nước lạnh thương phẩm theo hướng khép kín…”.

Thạc sỹ Nguyễn Viết Thùy - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (Bộ NN-PTNT), một trong những người đầu tiên đưa con cá nước lạnh về Lâm Đồng và tới nay vẫn rất tâm huyết với giống thủy sản này, cho hay: Sau 3 năm triển khai, tới cuối năm 2012, Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (đóng tại Đà Lạt) đã tạo được 200 con cá bố mẹ, sản xuất được 2 vạn con cá bột và 1,4 vạn con cá giống và “Xây dựng được quy trình kích thích sinh sản nhân tạo cá hồi vân tại Lâm Đồng”;

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III cũng đã tạo được đàn cá bố mẹ và xác định được đặc điểm sinh học sinh sản của cá tầm Nga và cá tầm Siberi, bước đầu thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá tầm tại địa phương. Kế thừa kết quả này một số cơ sở nuôi cá nước lạnh tại địa phương như Công ty Tầm Việt đã chủ động nhập trứng, ấp nở và ương được cá giống.

Để giúp ngành nông nghiệp Lâm Đồng chủ động sản xuất cá giống cá nước lạnh, Trung tâm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên đóng tại huyện Lạc Dương đã được Bộ NN-PTNT thành lập và giao nhiệm vụ là nơi nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ sản xuất cá giống và nuôi thương phẩm theo hướng an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi; Lâm Đồng cũng là địa phương được Bộ NN-PTNT chọn và giao cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III triển khai Chương trình “Phát triển giống cá nước lạnh tại Việt Nam”.

Theo đó, cùng với giúp đỡ của trung tâm này, tới năm 2015, các cơ sở nuôi thả cá nước lạnh tại khu vực huyện Lạc Dương sẽ phải tự sản xuất được 25 - 30% lượng trứng cá hồi với 720 cá cái thành thục, ương thành công 1,25 triệu con cá hồi giống; tới năm 2020 có 1.400 cá cái thành thục, tự sản xuất được từ 40 - 45% trứng cá hồi giống. Với giống cá tầm: Vùng sản xuất cá tầm giống được xác định là Lạc Dương, Đam Rông, Đà Lat và tới năm 2015 lượng con giống cá tầm cần thiết là 1 triệu con và tới năm 2020 là 2,3 triệu con.

Như vậy, với sự giúp đỡ và hỗ trợ của Bộ NN-PTNT và các cơ quan KHKT chuyên nghiên cứu nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ cũng như việc triển khai khép kín quy trình sản xuất của các cơ sở đang nuôi thả cá hồi, cá tầm trên địa bàn, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đang từng bước tự sản xuất được giống cá nước lạnh. Với việc tự sản xuất được con giống chất lượng cao - sạch bệnh, nghề nuôi thả cá nước lạnh của tỉnh sẽ có bước phát triển mới, hạ được giá thành sản xuất và hạn chế được những rủi ro do phải lệ thuộc vào nguồn cá giống nhập khẩu như những năm qua.


Có thể bạn quan tâm

Mơ Về Ngành Công Nghiệp Cá Tầm Việt Mơ Về Ngành Công Nghiệp Cá Tầm Việt

Cá tầm lạ bởi xương cốt đều hóa sụn, thuộc chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại, với cả triệu năm hầu như không thay đổi gen. Cá có thể dài tới 5- 7m, nặng tới 1.500 kg, thọ tới 200 năm, sống ở cả nước ngọt và nước mặn. Cá tầm đang trở thành đối tượng thủy sản nước lạnh thời thượng ở VN.

06/03/2012
Nuôi Dê, Cừu Thành Triệu Phú Nuôi Dê, Cừu Thành Triệu Phú

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, trại chăn nuôi dê, cừu của ông Hoàng Đại Nghĩa dưới chân khu núi 1, thôn Quán Thẻ 3, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận hiện có hơn 1.100 con dê, cừu (trong đó có 1 trại dê 700 con và 1 trại cừu 400 con), thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

26/07/2011
Người Trung Quốc Nuôi Cá Trên Vịnh Cam Ranh Người Trung Quốc Nuôi Cá Trên Vịnh Cam Ranh

Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.

31/05/2012
Khôi Phục Diện Tích Vườn Chuyên Canh Cam Sành Khôi Phục Diện Tích Vườn Chuyên Canh Cam Sành

Để khôi phục diện tích vườn chuyên canh cam sành, ngành Nông nghiệp Vĩnh Long vận động nông dân đốn bỏ vườn cam bị nhiễm bệnh.

06/03/2012
Cánh Đồng Mẫu Theo Chuẩn VietGAP Cánh Đồng Mẫu Theo Chuẩn VietGAP

Vụ lúa hè thu 2011, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh kết hợp cùng các doanh nghiệp thực hiện mô hình "Cánh đồng mẫu" sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP

26/07/2011