Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phát Triển Chè Bền Vững

BCĐ Phát triển chè bền vững do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban là ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt.
Chiều 17/11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Ban Chỉ đạo Phát triển chè bền vững đã ra mắt với nhiều kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá, đổi mới cho ngành chè Việt Nam.
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, mặc dù giá trị XK không lớn, song cây chè là nguồn thu nhập ổn định cho rất lớn bà con nông dân, đặc biệt đồng bào khu vực miền núi.
Trong những qua, ngành chè có rất nhiều tiến bộ trong công đoạn giống, nhưng các khâu còn lại như quy hoạch, chế biến, thị trường, ATVSTP… còn khá nhiều bất cập nên đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc của các bộ, ban, ngành, địa phương và các DN.
BCĐ Phát triển chè bền vững do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban là ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt. Các ủy viên là lãnh đạo Vụ Kế hoạch, Cục Chế biến NLTS&NM, BVTV, Kinh tế hợp tác, Trung tâm KNQG, Viện Khoa học Nông nghiệp VN; Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Giám đốc IDH Việt Nam, Unilever Việt Nam, Giám đốc Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển chè Nghệ An và Phó Chủ tịch UBND 3 tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/ra-mat-ban-chi-dao-phat-trien-che-ben-vung-post134745.html
Có thể bạn quan tâm

Chứng nhận có thời hạn 1 năm, với tổng kinh phí thực hiện để được công nhận là 180 triệu đồng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.

Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.

Long Trị là xã có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), với 370ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích cây có múi là 250ha, riêng diện tích quít đường 199ha, tổng sản lượng cây có múi cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn trái/năm.

Thời gian gần đây, sản lượng cua nuôi giảm mạnh do người dân dành ao nuôi tôm sú. Giá cua cao nên người dân ven biển Bến Tre hồi sinh nghề rập cua.

Vào vụ cá Nam năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện với trữ lượng rất lớn nên đã có 65% tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.