Hai Sàn Tăng Giảm Trái Chiều

Phiên 30.10, sự đảo chiều liên tục của các mã cổ phiếu lớn khiến hai sàn Hà Nội (HNX) và TP.HCM (HOSE) tăng giảm trái chiều nhau.
Mở cửa phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index tăng ngay từ những phút đầu. Có lúc chỉ số này lên tới trên 594 điểm. Trong khi đó, sàn Hà Nội lại mở đầu bằng sắc đỏ, chỉ số HNX-Index xuống thấp nhất tới mức 86,44 điểm.
Tuy nhiên, không lâu sau thì hai sàn cùng lấy lại sự đồng điệu trong diễn biến giao dịch. Từ sau 10 giờ, cả hai sàn đồng loạt đi xuống. 10 giờ 30, VN-Index giảm còn 589,7 điểm; HNX-Index giảm còn 86,4 điểm.
Ngay sau khi chạm đáy, các chỉ số lần lượt phục hồi, kết thúc phiên sáng bằng sắc xanh nhẹ.
Ghi nhận tại thời điểm tạm dừng giao dịch buổi sáng, VN-Index tăng 1,73 điểm, lên mức 592,93 điểm. HNX-Index tăng 0,21 điểm lên 86,81 điểm.
Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, giao dịch trên hai sàn không có sự bùng nổ để phục hồi mà giảm dần về cuối phiên. Tuy nhiên, ngay trước giờ chốt phiên, sàn Hà Nội ghi nhận sự phục hồi vượt trội.
Chốt phiên 30.10, VN-Index giảm 2,06 điểm, tương đương giảm 0,35%, xuống còn 589,14 điểm. VN30-Index giảm 0,89 điểm, xuống còn 627,21 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch sụt giảm, ở mức trên 96,4 triệu đơn vị. Tổng giá trị giao dịch đạt trên 1.596,9 tỉ đồng.
HNX-Index của sàn Hà Nội chốt phiên ở mức 86,79 điểm, tăng 0,2 điểm, tương đương tăng 0,23%. Tổng khối lượng giao dịch đạt trên 50 triệu đơn vị. Tổng giá trị giao dịch đạt trên 705 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Quả hồng giòn ở A Lưới (Thừa Thiên Huế) rớt giá thê thảm khiến các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc tái tạo vườn cây…

Hiện nay có đến 80% sản lượng thanh long Bình Thuận xuất sang thị trường Trung Quốc. Do đó, khi “thâu tóm” được phần lớn các vựa thanh long tại Bình Thuận, thương lái Trung Quốc “vô tư” làm giá, không chỉ với các thương lái người Việt mà cả với người Trung Quốc yếu cơ hơn…

8 tháng của năm 2015, nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đã chuyển dịch từ đất lúa và màu sang cây ăn trái trên 1.239 héc-ta, nâng diện tích trồng cây ăn trái của địa phương từ 2.448 héc-ta (năm 2014) lên trên 3.805 héc-ta.

Đồng USD tăng giá mạnh, nhiều nước giảm giá đồng nội tệ nhằm hỗ trợ xuất khẩu khiến doanh nghiệp Việt gặp khó khăn. Xuất khẩu bế tắc không chỉ khiến các doanh nghiệp (DN) gặp khó mà nông dân cũng lao đao.

Những người nuôi ong ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng khi các trại ong của họ bị phá, các tủ nuôi bị xịt thuốc diệt côn trùng khiến ong chết. Nhiều người nuôi ong vì muốn yên thân đã phải tháo chạy khỏi những địa bàn này vì không muốn đối mặt nguy cơ sạt nghiệp.