Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tự trồng cà chua sạch sai trĩu quả trong nhà phố

Tự trồng cà chua sạch sai trĩu quả trong nhà phố
Ngày đăng: 12/11/2015

Với đầy đủ ánh sáng, nước và sự kiên trì, bạn sẽ được đền đáp bằng một cây cà chua cao vừa đủ cùng những quả cà sạch và mọng nước.

Tuy nhiên những cây cà chua này phải mất một thời gian dài để phát triển, vì vậy, bạn bắt buộc phải có sự kiên trì lớn.

Cà chua là loại cây dễ trồng bởi nó có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào. Trồng cà chua có ba vụ chính:

- Vụ Đông Xuân (gieo tháng 10-11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1-2)

- Vụ Xuân Hè (gieo tháng 12-1 dương lịch, thu hoạch vào tháng 3-4)

- Vụ Hè Thu (gieo tháng 6-7 dương lịch, thu hoạch vào tháng 9-10).

1. Chuẩn bị cho việc trồng cây

Bạn có thể mua các cây cà chua nhỏ từ một vườn ươm hoặc công ty giống uy tín.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm thì có thể dễ dàng trồng cà chua từ những hạt giống.

Lưu ý, với việc trồng từ hạt giống, bạn cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng cách: ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50 độ C (xử lý 3 sôi : 2 lạnh), thời gian 2 - 3 giờ.

Sau đó để ráo nước rồi cho vào khăn vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 - 30 độ C cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

2. Gieo hạt

Có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45cm với số lượng 40- 60 hốc/khay, trên khay có các lỗ bầu, đường kính 4- 5,5cm.

Giá thể: Hỗn hợp giá thể đưa vào khay ươm có thể trộn theo các công thức sau: Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1:1: 1 Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3:4:3

Gieo hạt: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt. Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).

3. Kỹ thuật chăm sóc cây giống

Tưới nước: Sử dụng nước sạch tưới cho cây con trong vườn ươm.

Thường xuyên giữ ẩm cho cây.

Trước khi nhổ xuất vườn 3 - 4 ngày thì ngừng tưới để luyện cây con.

Tưới ẩm trước khi nhổ cây con 3 - 4 giờ để cây không bị đứt rễ.

Nếu cây sinh trưởng kém nên bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách hòa loãng đạm urê với nồng độ 0,5% để tưới cho cây con. Nên nhổ cây vào sáng sớm hay chiều mát, tránh dập nát.

4. Trồng cây ra chậu lớn

Chuẩn bị chậu: Chậu trồng cây có kích thước 30x30cm trở lên để cây sinh trưởng tốt. Có thể trồng từ 1-2 cây/chậu, tùy vào kích thước của chậu. Chậu trồng 2 cây cần chăm sóc và tưới cẩn thận hơn .

Khoảng cách đặt chậu trồng cây: Khoảng cách đặt chậu tối thiểu cách nhau 60cm (tính từ tâm chậu). Giá thể trồng: Đất: trấu: phân hữu cơ theo tỷ lệ 3:2:1.

Cách trồng: Cho giá thể và nhẹ nhàng lấy cây con từ trong khay ươm ra đặt vào chậu hoặc diện tích đất trồng đã chuẩn bị sẵn giá thể, lấp đất xung quanh gốc và ấn nhẹ để cây đứng vững.

Lưu ý: Trồng cây sao cho độ sâu của mặt bầu cây giống thấp hơn bề mặt giá thể 1cm, không nên trồng quá sâu vì dễ dàng làm cho cây bị bệnh lở cổ rễ.

Nên tưới nước hàng ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát, tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể để có lượng tưới và số lần tưới thích hợp.

5. Chăm sóc

Làm giàn: Đối với giống cà chua sinh trưởng vô hạn hay hữu hạn đều phải làm giàn đỡ cho cây.

Sau trồng 20 – 25 ngày thì tiến hành làm giàn. Tùy thuộc vào điều kiện và địa hình của từng nhà để có cách làm giàn thích hợp.

Giàn có thể cắm cọc theo kiểu chữ A, làm giàn hàng rào hay buộc dây lên cao.

Thường xuyên dùng dây mềm buộc cây lên giàn để tránh đổ, bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn, dễ nhiễm sâu bệnh.

Với cách làm giàn bằng dây thì thường xuyên cuốn thân cây vào dây.

Tỉa nhánh: Tùy thuộc vào giống cây mà để lại số nhánh khác nhau.

Thông thường nên để khoảng 2 thân nhánh chính, còn cách nhánh khác nên tỉa bỏ.

Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, lá sâu giúp cây thông thoáng, giảm sâu bệnh.

6. Thu hoạch

Chất lượng quả cao nhất khi quả chuyển sang giai đoạn chín hoàn toàn (quả chuyển sang màu đỏ). K

hi quả chín dùng dao hoặc kéo cắt quả.

Đối với nhà nào bị chuột phá hại thì có thể thu sớm hơn khi quả bắt đầu chín, màu quả chuyển hồng có thể thu hoạch vào nhà để quả tự chín.


Có thể bạn quan tâm

Tiết Kiệm Năng Lượng Ở Các Vùng Nuôi Tôm Tiết Kiệm Năng Lượng Ở Các Vùng Nuôi Tôm

Nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn do các DN, hộ nuôi sử dụng các thiết bị lạc hậu, không có tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL).

16/09/2013
Được Giá, Người Nuôi Yên Tâm Sản Xuất Được Giá, Người Nuôi Yên Tâm Sản Xuất

Từ đầu tháng 7.2013 đến nay, người nuôi tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) phấn khởi vì giá sản phẩm liên tục tăng. Do dịch bệnh tôm, giá con giống và thức ăn tăng nên mức lãi không được như mong muốn, nhưng người nuôi tôm vẫn an tâm sản xuất.

16/09/2013
Hơn Chín Nghìn Ha Tôm Nuôi Ở Cà Mau Bị Chết Hơn Chín Nghìn Ha Tôm Nuôi Ở Cà Mau Bị Chết

Toàn tỉnh Cà Mau đã có trên chín nghìn ha các loại hình tôm nuôi bị dịch bệnh chết trắng trong vài tháng qua; trong đó có 833 ha diện tích tôm nuôi công nghiệp. Dịch bệnh thường gặp trên tôm nuôi như đốm trắng, đỏ thân, gan tụy và đến nay vẫn chưa có cách phòng trừ, chữa trị dịch bệnh này.

17/09/2013
Để Nghề Nuôi Nghêu Phát Triển Bền Vững Để Nghề Nuôi Nghêu Phát Triển Bền Vững

Sau thời gian nghêu chết hàng loạt trong những tháng đầu năm 2013, hiện nghêu nuôi ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, người nuôi nghêu không khỏi lo lắng do nguyên nhân gây chết nghêu hàng loạt trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định, đồng nghĩa “tai họa” có thể bất ngờ ập xuống bất cứ lúc nào mà người nuôi nghêu không có cách gì để phòng tránh.

17/09/2013
Nâng Chất Lượng Giống Cá Nước Ngọt Nâng Chất Lượng Giống Cá Nước Ngọt

Không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi cá nước ngọt ngày một phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại Quảng Nam còn cung ứng cho thị trường trong nước, đặc biệt là xuất khẩu.

18/09/2013