Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Từ 2016, Muốn Nuôi Cá Tra Phải Áp Dụng VietGap

Từ 2016, Muốn Nuôi Cá Tra Phải Áp Dụng VietGap
Ngày đăng: 26/03/2014

Từ năm 2016 trở về sau, người nông dân, doanh nghiệp muốn tiếp tục nuôi cá tra phải áp dụng tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) hoặc các tiêu chuẩn khác như ASC, GlobalGap.

Đây là một trong các quy định đề ra trong dự thảo Nghị định về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN – PTNT) đang đưa ra lấy ý kiến của các hộ dân, doanh nghiệp nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra.

Nghị định dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-1-2016.

Không phải bây giờ quy định về tiêu chuẩn VietGAP mới được đưa vào văn bản pháp luật và bắt buộc thực hiện đối với người dân nuôi cá tra mà trong thực tế từ năm 2011, Bộ NN – PTNT đã có quyết định ban hành quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) cho cá tra và đặt mục tiêu đến năm 2015, tối thiểu 30% hộ nuôi đạt được tiêu chuẩn VietGap và sẽ tăng tỷ lệ này lên hơn 80% trong năm 2020.

Tuy nhiên, đến nay, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ NN – PTNT, diện tích nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGap chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Theo ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương, việc doanh nghiệp lựa chọn bộ tiêu chuẩn nào để thực hành là do yêu cầu của từng thị trường tiêu thụ. Trong trường hợp công ty Hùng Vương, doanh nghiệp vừa áp dụng ASC (nuôi thủy sản nước ngọt không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên) cho thị trường các nước Bắc Âu, Đức, trong khi lại thực hành tiêu chuẩn GlobalGap cho các thị trường khác.

Hiện vẫn nhiều doanh nghiệp nuôi trồng theo tiêu chuẩn ASC, GlobalGap, nhưng con số bao nhiêu vẫn chưa được thống kê cụ thể từ các nhà quản lý.

Ngoài việc phải chọn VietGap, hoặc ASC hay GlobalGap thì diện tích nuôi cá tra phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi và chế biến cá tra đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Doanh nghiệp xuất khẩu còn phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra với Hiệp hội Cá tra Việt Nam; nếu không có chứng nhận đăng ký này thì phía Hải quan không cho thông quan.

Theo Bộ NN – PTNT trong năm 2013, diện tích nuôi cá tra là 5.950 héc ta, sản lượng đạt 977.000 tấn. Địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất là Đồng Tháp với 1.875 héc ta, sản lượng tương đương gần 342.000 tấn, Bến Tre có 700 héc ta, sản lượng đạt gần 154.000 tấn, Vĩnh Long là hơn 425 héc ta, sản lượng đạt hơn 101.000 tấn…


Có thể bạn quan tâm

Giá Trứng Vịt Giảm 2.000 - 3.000 Đ/chục Giá Trứng Vịt Giảm 2.000 - 3.000 Đ/chục

Theo chị Đặng Thị Sương - Chủ tiệm hột vịt Phước Thanh (Phường 8 - TP Vĩnh Long), giá trứng vịt giảm là do thời điểm này vịt chạy đồng nhiều dẫn đến nguồn cung nhiều. So tuần trước, giá trứng vịt giảm 2.000 - 3.000 đ/chục. Sức mua hiện khá yếu nên “mỗi đợt lấy hàng tôi thường lấy 500 - 600 trứng, khi nào bán hết mới lấy tiếp”.

20/10/2014
Điểm Sáng Từ Chuỗi Trứng, Thịt Điểm Sáng Từ Chuỗi Trứng, Thịt

Ông Trầm Quốc Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP HCM), cho biết hiện thương lái phân loại và định giá heo không dựa vào việc trại đó được chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) hay không mà dựa vào giống, ngoại hình khi xuất chuồng. Do đó, dù nuôi heo VietGAP vốn đầu tư nhiều nhưng giá bán không cao hơn so với heo thường.

20/10/2014
Hà Nội Tập Trung Nâng Cao Chất Lượng Bò Giống Hà Nội Tập Trung Nâng Cao Chất Lượng Bò Giống

Chiều 17/10, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển giống bò trên địa bàn Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện các địa phương chăn nuôi nhiều bò của TP.

20/10/2014
Nhân Đạo (Đắk Nông) Phát Triển Cây Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững Nhân Đạo (Đắk Nông) Phát Triển Cây Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững

Gia đình ông Nguyễn Vân ở thôn 8 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu đều phát triển tốt, nhiều năm nay, trung bình luôn cho sản lượng 4 tấn. Theo ông Vân thì hồ tiêu là cây trồng khó tính, đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ chặt chẽ những kỹ thuật trong tất cả các khâu từ chọn giống, chuẩn bị đất đai, trồng và chăm sóc.

20/10/2014
Cà Mau Gieo Cấy Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Không Đạt Kế Hoạch Cà Mau Gieo Cấy Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Không Đạt Kế Hoạch

Khó khăn lớn nhất hiện nay mà các địa phương gặp phải trong việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm là nguồn vốn còn hạn chế để đầu tư các công trình thuỷ lợi khép kín. Bên cạnh đó, thời tiết cũng được xem là yếu tố quan trọng, quyết định thành bại vụ lúa trên đất nuôi tôm.

20/10/2014