Trước ông lớn TPP chăn nuôi Việt không sợ nhưng ngại
Phát biểu tại buổi Hội thảo, ông Dương cho rằng, ngành chăn nuôi Việt Nam vào hội nhập quốc tế không sợ nhưng ngại.
Theo ông, ngại ở đây thứ nhất là ngại vì yếu (yếu trong các khâu tổ chức sản xuất, trong khâu kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm); thứ hai là ngại vì các chiến lược phát triển và tái cơ cấu ngành chăn nuôi còn yếu kém.
Chăn nuôi Việt "bước chân" vào hội nhập quốc tế
Việt Nam đã hoàn tất đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành xuất khẩu nhưng cũng gây khó khăn cho một số ngành có sức cạnh tranh thấp.
Trong đó, chăn nuôi sẽ là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất do phần lớn sản xuất kinh doanh đang ở quy mô nhỏ lẻ và phân tán, phụ thuộc nhập khẩu giống và thức ăn, dịch bệnh còn chưa được kiểm soát tốt, điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường còn yếu kém.
Cấu trúc cũ của hệ thống đem lại những hệ lụy là năng suất thấp, giá thành cao, nhiều rủi ro về an toàn thực phẩm và không bền vững.
Toàn cảnh buổi hội thảo quốc tế "Ngành chăn nuôi Việt Nam trong hội nhập kinh tế chia sẻ kinh nghiệm - định hướng tương lai".
Để duy trì và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế, ngành chăn nuôi Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tái cấu trúc toàn diện hệ thống sản xuất, kinh doanh và dịch vụ dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu thị trường; phát huy năng lực nội tại; nắm bắt các cơ hội hợp tác, đầu tư và xuất khẩu.
Bàn về nội dung tái cơ cấu ngành chăn nuôi, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng đặc biệt nhấn mạnh vào 4 nội dung chính đó là: tái cơ cấu sản xuất chăn nuôi theo vùng, tái cơ cấu về vật nuôi, tái cơ cấu phương thức chăn nuôi, cuối cùng và cũng là nội dung quan trọng nhất đó là tái cơ cấu theo chuỗi giá trị, ngành hàng.
Trong đó, tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu thị trường, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò làm trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như liên kết hợp tác, Hội, Hiệp hội ngành hàng.
Đến năm 2020, chúng ta phấn đấu đạt 1 triệu tấn thịt lợn hơi; 1-2 tỷ quả trứng vịt muối và từ 70-100 ngàn tấn thịt vịt.
Cũng trong buổi Hội thảo, khi nói về tác động của hội nhập kinh tế và khuyến nghị chính sách phát triển đối với ngành chăn nuôi Việt, TS Đặng Kim Khôi - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách -Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT cũng đề xuất những chính sách như quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, cần có quan điểm phát triển riêng đặc biệt coi khoa học công nghệ là động lực, doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt, Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các thành phần kinh tế,...;
Tổ chức sản xuất và quản lý dịch bệnh cũng như tổ chức lại hệ thống giết mổ, chuỗi phân phối và vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
Đường dài, cần những bước đi chậm mà chắc
Tại Hội thảo, đại diện Cục Chăn nuôi cho biết, sau hơn 5 năm thực hiện, mô hình sản xuất chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAP do Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) xây dựng lần đầu tiên được áp dụng thử nghiệm tại Việt Nam đã phát huy hiệu quả thiết thực.
Đã có hơn 15.000 hộ chăn nuôi áp dụng mô hình này tại 49 vùng chăn nuôi ưu tiên do Dự án thiết lập trên địa bàn 12 tỉnh/thành phố.
Việc áp dụng mô hình sản xuất này đã giúp các hộ chăn nuôi cải thiện các chỉ tiêu kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế từ các hoạt động chăn nuôi so với trước đây.
Hướng chăn nuôi theo chuỗi để hội nhập.
“Bên cạnh hoạt động sản xuất, LIFSAP còn giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sạch với việc kết nối các doanh nghiệp, sàn giao dịch thực phẩm sạch và thiết lập hệ thống bán thịt VietGAP tại các chợ, các khu đông dân cư, các bếp ăn tập thể… được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày”, ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho hay.
Để nâng cao vị thế của ngành chăn nuôi Việt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, TS Scott Newman (Cố vấn trưởng của tổ chức FAO) đặc biệt nhấn mạnh tới việc tập trung vào các biện pháp nâng cao năng suất đầu ra thông qua công nghệ mới, giảm chi phí sản xuất; tăng cường vai trò của thị trường để phân biệt chất lượng các sản phẩm đầu ra;
Cung cấp và tạo môi trường thuận lợi cho các thị trường trung gian; nâng cao năng lực, thể chế hóa "luật chơi" giữa trung gian thị trường và người sản xuất, mang lại động lực cho việc "xây dựng lòng tin và uy tín".
Đồng thời, thực hiện các chương trình và biện pháp giúp người nông dân cải thiện chất lượng cuộc sống và khắc phục những hạn chế về nguồn lực,...
Có thể bạn quan tâm
Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.
Tại huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết trong số 1.600 hécta bắp vụ hè - thu năm nay đều phát triển tốt, cho trái to, đều hạt với năng suất từ 5,5 đến hơn 8 tấn/hécta. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bắp tươi bán tại rẫy chỉ có giá 3.800 đồng/kg, sau đó giảm xuống còn khoảng 2.800 đồng/kg.
Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".
Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn, song có một thực tế là hiện nay, nhiều người nông dân vẫn băn khoăn, lo lắng vì nguồn giống chưa đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Không ít hộ nuôi trồng thủy sản ngậm ngùi nếm "trái đắng" bởi mua phải giống kém chất lượng trên thị trường.
“Đây là mô hình đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của nhiều nông dân nghèo, thiếu đất sản xuất và góp phần giải quyết việc làm. Đây cũng được xem là mô hình lý tưởng giúp nông dân vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống” – anh Trương Văn Ước (ngụ ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) tâm đắc khi nói về nghề nuôi ếch đã giúp gia đình anh đổi đời.