Hội Thảo Ứng Dụng Công Nghệ Nano Bạc Trong Nuôi Trồng

Ngày 5-6-2013, tại Bến Tre, Cục Công tác phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano (LNT) Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công Nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ nano bạc trong phòng ngừa bệnh tôm và bảo quản hoa quả.
Hội thảo đã giới thiệu sản phẩm dung dịch nano và các ứng dụng, kinh nghiệm thực tế sử dụng nano bạc trong xử lý nước ao nuôi tôm và trong bảo quản thanh long. Kết quả kiểm nghiệm của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho thấy, sản phẩm nano bạc của LNT có khả năng diệt các loài vi khuẩn có trên hoa quả và vi khuẩn gây bệnh tôm.
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm nano bạc cũng khẳng định sản phẩm nano bạc có khả năng diệt tảo lam và các loại vi khuẩn Escherichia coli, Vibrio anguillarum, Vibrio harveyi, V.Fluvialis, V. Parahaemolyticus. Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng tại trại nuôi tôm của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sau 53 ngày cho thấy, tôm trong bể nuôi có sử dụng nano bạc còn sống trên 85%.
Theo Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Khoa học “Khoa học và Công nghệ Nano”, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nano có tác dụng diệt khuẩn đã được thế giới công nhận và ứng dụng vào thực tiễn. Tại Việt Nam, hai doanh nghiệp tham gia ứng dụng nano vào lĩnh vực nông nghiệp đem lại hiệu quả khả quan. Lần đầu tiên tổ chức hội thảo, Ban tổ chức mong muốn đưa ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, thế mạnh của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào sự phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, do thị trường khu vực TP.HCM và Hà Nội tiêu thụ chậm, đồng thời các vườn ổi Đài Loan trên địa bàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, nên thương lái trên địa bàn huyện thu mua ổi với giá 1.200 đồng/kg.

Năm 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) sẽ trồng mới 200 ha cây chuối mô, nâng tổng diện tích trồng chuối mô trên địa bàn huyện lên hơn 700 ha.

Vừa qua, ông Bùi Thế Sương, ở ấp Bình Đông 1, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, đã phát hiện một loài sâu hại mới gây hại trên trái dừa, làm hư trái hàng loạt.

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã mạnh dạn triển khai thực hiện mô hình trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao.

Trạm Bảo vệ thực vật Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) đã thực hiện mô hình “Phòng trừ sâu đục trái bưởi bằng biện pháp bao trái” tại HTX bưởi da xanh Sông Xoài. Khi sử dụng biện pháp bao trái 30 - 45 ngày sau đậu trái thì hạn chế được những đối tượng gây hại, đồng thời làm tăng số trái loại 1 và loại 2, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.