Trung Quốc Tăng Mua, Giá Gạo Nội Địa Bật Mạnh Trở Lại
Sau một thời gian dài thực hiện lệnh kiểm soát biên giới của Bắc Kinh, gần đây thương nhân Trung Quốc đã quay lại mua gạo tiểu ngạch từ Việt Nam. Điều này đã phần nào khuyến khích giá lúa gạo thị trường nội địa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bật tăng trở lại trong những ngày qua.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Nguyễn Công Khanh, một thương lái chuyên kinh doanh gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc, ngụ tại Hải Phòng, thừa nhận gần đây hoạt động buôn bán gạo tiểu ngạch giữa thương nhân trong nước với đối tác phía Trung Quốc sôi động trở lại so với thời điểm Trung Quốc quyết định kiểm soát việc buôn bán gạo tại biên giới phía Bắc.
Theo ông Khanh, do một số doanh nghiệp phía Bắc đang tập trung xả gạo tồn kho vì lệnh kiểm soát biên giới trước đó của Trung Quốc gây ra cho nên nhu cầu lấy gạo từ ĐBSCL dù có tăng nhưng chưa mạnh lắm. “Với đà mua mạnh trở lại của Trung Quốc như thế này, tôi nghĩ khoảng nửa tháng nữa thôi, thị trường gạo ĐBSCL sẽ sôi động lắm”, ông Khanh cho biết.
Dù lượng hàng đi Bắc chưa nhiều nhưng theo ghi nhận của phóng viên, giá lúa gạo nội địa ở ĐBSCL gần đây đã tăng khoảng 200-300 đồng/kg so với mức giá của tuần rồi.
Cụ thể, bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp gạo Yến Ngọc (TPHCM), cho biết tại thị trường chợ đầu mối lương thực Bà Đắc (huyện Cái Bè, Tiền Giang) hiện gạo nguyên liệu của giống IR 50404 có giá dao động khoảng 7.500 - 7.700 đồng/kg và 9.000-9.100 đồng/kg đối với gạo thành phẩm (tùy chất lượng).
Trong khi đó, giá lúa IR 50404 tươi tại một số tỉnh ĐBSCL cũng nhanh chóng vượt lên mức giá 5.200-5.300 đồng/kg.
Theo bà Yến, ngoài nhu cầu của Trung Quốc, việc mua gạo phục vụ cho tiêu thụ nội địa tăng trong khi lượng gạo hàng hóa trên thị trường không còn nhiều cũng là tín hiệu tốt khuyến khích giá lúa, gạo nội địa tăng mạnh trở lại trong những ngày qua.
Về diễn biến của việc mua bán gạo chính ngạch, theo một số doanh nghiệp xuất khẩu tại ĐBSCL, hoạt động mua bán diễn ra khá trầm lắng và giá bán hầu như không có biến động nhiều so với tuần rồi.
Cụ thể, gạo 5% tấm hiện được chào bán với giá 435-445 đô la Mỹ/tấn, gạo 25% tấm có giá 400-410 đô la Mỹ/tấn và gạo thơm Jasmines có giá 575-585 đô la Mỹ/tấn.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nhiều gia đình không chỉ có nhu cầu tìm mua các loại rau an toàn (RAT) mà còn tự sản xuất để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhằm đảm bảo sức khỏe. Song, trở ngại lớn là vấn đề thiếu đất sản xuất, nhất là các hộ gia đình ở đô thị. Mô hình "sản xuất rau ăn lá an toàn không cần đất qui mô hộ gia đình" đã và đang được Bình Thủy, TP Cần Thơ triển khai thực hiện, mở hướng cho các hộ gia đình phát triển sản xuất RAT mà không cần đất.
Theo thông tin từ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 8.994 ha quế, trong đó, diện tích quế cho khai thác hằng năm (tỉa thưa) 4.600 ha, diên tích quế đang trong giai đoạn chăm sóc 4.300 ha. Các huyện có diện tích cây quế lớn là Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn.
LMN có sức sống rất kỳ diệu, theo đó nước (trong mùa nước nổi) lên tới đâu thì lúa vượt theo tới đó, đủ cao hơn mặt nước một chút để có thể “thở” và sống được, cho đến khi nước rút đi thì bông lúa cũng chín vàng. Có năm lũ lớn, thân cây LMN vươn cao đến gần 4m.
Theo các tiểu thương tại chợ Đà Lạt, đây là thời điểm mặt hàng cùng loại của Trung Quốc được thương lái nhập về Đà Lạt với giá chỉ từ 5.000-6.000đ/kg. Sau khi phân loại và trộn đất đỏ, nhiều thương lái giới thiệu đây là khoai tây Đà Lạt rồi xuất đi các tỉnh, thành tiêu thụ, thị trường lớn nhất là TP. HCM, gây ảnh hưởng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt.
Ông Phạm Văn Quỳnh, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, cho biết thành công của mô hình là nhờ yếu tố quản lý sản xuất thống nhất trên một diện rộng, cộng với đầu tư khoa học kỹ thuật đồng bộ, giảm chi phí sản xuất, tăng được năng suất và giá trị.