Trung Quốc Tăng Mua, Giá Gạo Nội Địa Bật Mạnh Trở Lại

Sau một thời gian dài thực hiện lệnh kiểm soát biên giới của Bắc Kinh, gần đây thương nhân Trung Quốc đã quay lại mua gạo tiểu ngạch từ Việt Nam. Điều này đã phần nào khuyến khích giá lúa gạo thị trường nội địa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bật tăng trở lại trong những ngày qua.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Nguyễn Công Khanh, một thương lái chuyên kinh doanh gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc, ngụ tại Hải Phòng, thừa nhận gần đây hoạt động buôn bán gạo tiểu ngạch giữa thương nhân trong nước với đối tác phía Trung Quốc sôi động trở lại so với thời điểm Trung Quốc quyết định kiểm soát việc buôn bán gạo tại biên giới phía Bắc.
Theo ông Khanh, do một số doanh nghiệp phía Bắc đang tập trung xả gạo tồn kho vì lệnh kiểm soát biên giới trước đó của Trung Quốc gây ra cho nên nhu cầu lấy gạo từ ĐBSCL dù có tăng nhưng chưa mạnh lắm. “Với đà mua mạnh trở lại của Trung Quốc như thế này, tôi nghĩ khoảng nửa tháng nữa thôi, thị trường gạo ĐBSCL sẽ sôi động lắm”, ông Khanh cho biết.
Dù lượng hàng đi Bắc chưa nhiều nhưng theo ghi nhận của phóng viên, giá lúa gạo nội địa ở ĐBSCL gần đây đã tăng khoảng 200-300 đồng/kg so với mức giá của tuần rồi.
Cụ thể, bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp gạo Yến Ngọc (TPHCM), cho biết tại thị trường chợ đầu mối lương thực Bà Đắc (huyện Cái Bè, Tiền Giang) hiện gạo nguyên liệu của giống IR 50404 có giá dao động khoảng 7.500 - 7.700 đồng/kg và 9.000-9.100 đồng/kg đối với gạo thành phẩm (tùy chất lượng).
Trong khi đó, giá lúa IR 50404 tươi tại một số tỉnh ĐBSCL cũng nhanh chóng vượt lên mức giá 5.200-5.300 đồng/kg.
Theo bà Yến, ngoài nhu cầu của Trung Quốc, việc mua gạo phục vụ cho tiêu thụ nội địa tăng trong khi lượng gạo hàng hóa trên thị trường không còn nhiều cũng là tín hiệu tốt khuyến khích giá lúa, gạo nội địa tăng mạnh trở lại trong những ngày qua.
Về diễn biến của việc mua bán gạo chính ngạch, theo một số doanh nghiệp xuất khẩu tại ĐBSCL, hoạt động mua bán diễn ra khá trầm lắng và giá bán hầu như không có biến động nhiều so với tuần rồi.
Cụ thể, gạo 5% tấm hiện được chào bán với giá 435-445 đô la Mỹ/tấn, gạo 25% tấm có giá 400-410 đô la Mỹ/tấn và gạo thơm Jasmines có giá 575-585 đô la Mỹ/tấn.
Related news

Chiều 30-12, UBND TX Quảng Yên phối hợp với Công ty CP nuôi trồng thủy sản công nghiệp Tân An, tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi thử nghiệm hàu cửa sông thương phẩm tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung Đông Yên Hưng- TX Quảng Yên (Quảng Ninh).

Ngày 8/8/2014, 9 con cá ngừ đại dương của ngư dân tỉnh Bình Định được vận chuyển bằng đường hàng không đã chào bán tại Trung tâm đấu giá hải sản Nhật Bản. Kết quả thật bất ngờ, phần lớn cá ngừ được người Nhật mua với giá 1.200 Yên, tương đương 220.000 đồng/kg. Có con bán với giá 420.000 đồng/kg và duy nhất một con cá bán với giá thấp khoảng 250 Yên, tức chỉ 50.000 đồng/kg.

Trước tiên, hãy xem xét các điều kiện hạ tầng phục vụ có bảo đảm cho việc nuôi tôm, nhất là khi muốn nuôi tôm công nghiệp (NTCN) như: nguồn nước, đường điện, giao thông thuỷ bộ, đồng vốn, kiến thức quản lý và khả năng nắm bắt thông tin về thị trường vật tư, tình hình dịch bệnh…

Do sản lượng đánh bắt liên tục tăng cao nên trong tuần qua, giá cá bạc má, cá đốm có chiều hướng giảm, từ 35.000đ/kg xuống 25.000.đ/kg. Mặc dù giá cá giảm nhưng do sản lượng đánh bắt nhiều nên thu nhập của một số ngư dân huyện Quỳnh Lưu vẫn khá cao.

Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp thu mua cá lóc cỡ 0,5 - 0,8kg/con với giá dao động 35.000 đồng - 38.000 đồng/kg (tăng hơn tuần trước 2.000 đồng/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 đồng - 24.500 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg), giá lươn kích cỡ 200 - 300 gram/con bán trên - dưới 150.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg), giá tôm loại I là 260.000 đồng/kg, loại II là 210.000đ/kg và loại III là 180.000 đồng/kg...