Trung Quốc Sử Dụng Cát Biển Trồng Lạc
Khu vực Đại Sơn là một đảo lớn nằm trong quần đảo Chu Sơn, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Người nông dân tại đây đã bắt đầu gieo trồng lạc từ hàng trăm năm nay. Cát trên những cánh đồng trồng lạc này chính là cát được chở từ các bãi biển tới.
Anh Lý Quốc Căn, Trạm Xúc tiến kỹ thuật nông nghiệp huyện Đại Sơn, Triết Giang cho biết: “Mỗi năm chúng tôi đều chở một phần cát ở bãi biển về đây. Đầu tiên là đào một lỗ, sau đó gieo hạt xuống và lấp cát lên.”
Đất tại khu vực này chủ yếu là đất cát, tuy nhiên, thay vì chở thêm đất về, những người nông dân tại đây lại cho thêm cát vào đất trồng trọt. Theo các kỹ sư nông nghiệp của Trung Quốc, cát biển rất thông thoáng khí. Thêm vào đó, cát biển còn chứa một số chất vi lượng như phốt pho, kali, giúp cây lạc phát triển tốt.
Giống lạc mà nông dân ở huyện Đại Sơn trồng có tên gọi là Bạch Sa số 6. Giống lạc này thường được trồng tại khu vực đất cát, đặc điểm nổi bật của nó là một củ thường có hai hạt. Hình dáng bên ngoài nhỏ, ngắn, nhưng lớp vỏ bên ngoài lại có màu trắng. Lạc Bạch Sa có hạt to, hình dáng tròn, hương vị thơm ngon, hơi mặn do được trồng trên ruộng có phủ cát biển.
Tại đây, người nông dân sau khi thu hoạch lạc sẽ tiến hành rửa sạch, sau đó tẩm ướp theo phương pháp truyền thống rồi luộc chín, cuối cùng là phơi khô. Cũng bởi cách trồng và chế biến lạc theo phương thức đặc biệt, mà người nông dân trồng lạc tại đây đã tạo ra một thương hiệu lạc riêng, đó là Lạc cát biển.
Ông Trương An Phương, HTX Sản xuất lạc huyện Đại Sơn nói về cách chế biến lạc của HTX do ông chủ nhiệm: ““ Lạc sau khi thu hoạch còn tươi, còn lưu giữ được nước và hương thơm. Chúng tôi sẽ rửa sạch, tẩm ướp gia vị, sau đó là luộc lên, như thế hạt lạc sẽ được ngấm hương liệu, và ngon hơn.”
Phương pháp gia công lạc tươi như thế này tưởng chừng rất đơn giản, nhưng lại mang đến cho hạt lạc tại đây hương vị đặc biệt. Sau khi gia công hạt lạc cũng được bán với giá cao hơn. Thông thường trên thị trường mỗi kg được bán với giá 27 – 36 nhân dân tệ. Hiện nay loại lạc này được tiêu thụ ở khá nhiều nơi, và nguồn cung luôn không đáp ứng đủ nhu cầu.
Để phát triển ngành sản xuất lạc huyện Đại Sơn còn cho thành lập hợp tác xã, kết hợp cơ sở sản xuất và các hộ nông dân tạo thành một chuỗi sản xuất chuyên nghiệp. Lạc sau khi thu hoạch được gia công và tiêu thụ đi nhiều nơi trên toàn Trung Quốc, mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 22.4, có mặt tại 3 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng từ 1 đến 2 tháng tuổi, với tổng diện tích 2,1 ha của ông Huỳnh Văn Nắm (46 tuổi, ở thôn Huỳnh Giảng Bắc, xã Phước Hòa, Tuy Phước - Bình Định) thuốc trừ sâu vẫn còn bốc mùi, tôm chết trắng cả 3 hồ.
Sáu tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ngư dân các tỉnh đã tích cực đóng mới, cải hoán tàu cá để vươn khơi.
Tại huyện Trưởng Phong, mọi người đều biết thành công hôm nay của anh Đồng Trưởng Viễn gắn liền với một quãng thời gian đau buồn trong quá khứ. Anh đã từng phải hứng chịu nỗi đau khi vợ và con gái anh đều qua đời do khó sinh. Để chạy trốn khỏi nỗi buồn, anh đã bỏ công việc làm báo, chuyển về nông thôn ở ẩn. Tuy nhiên, chính bởi giai đoạn chạy trốn nỗi buồn này lại giúp anh trở thành người dẫn đầu trong nghề trồng mướp tại huyện Trưởng Phong.
Năm 2011, nước ta đã thu được về hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu sắn. Thấy sắn bán được, nhiều địa phương đã đua nhau mở rộng diện tích trồng sắn. Bất ngờ là năm nay Trung Quốc ngừng nhập khẩu sắn của VN, dẫn tới giá sắn bị rớt thê thảm tại nhiều địa phương.
Vườn sầu riêng có diện tích 3 ha của chị Nguyễn Thị Thanh Hà ở tổ 2, ấp 2, thị trấn Chơn Thành (Chơn Thành - Bình Phước) được trồng từ năm 1998. Trong 14 năm, khi rất nhiều nhà vườn phá bỏ loại cây này để trồng cao su vì sầu riêng bị chết hàng loạt thì ngược lại, vườn sầu riêng của chị Hà vẫn luôn xanh tốt, duy trì số cây ổn định và cho năng suất cao.