Trung Quốc Sử Dụng Cát Biển Trồng Lạc

Khu vực Đại Sơn là một đảo lớn nằm trong quần đảo Chu Sơn, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Người nông dân tại đây đã bắt đầu gieo trồng lạc từ hàng trăm năm nay. Cát trên những cánh đồng trồng lạc này chính là cát được chở từ các bãi biển tới.
Anh Lý Quốc Căn, Trạm Xúc tiến kỹ thuật nông nghiệp huyện Đại Sơn, Triết Giang cho biết: “Mỗi năm chúng tôi đều chở một phần cát ở bãi biển về đây. Đầu tiên là đào một lỗ, sau đó gieo hạt xuống và lấp cát lên.”
Đất tại khu vực này chủ yếu là đất cát, tuy nhiên, thay vì chở thêm đất về, những người nông dân tại đây lại cho thêm cát vào đất trồng trọt. Theo các kỹ sư nông nghiệp của Trung Quốc, cát biển rất thông thoáng khí. Thêm vào đó, cát biển còn chứa một số chất vi lượng như phốt pho, kali, giúp cây lạc phát triển tốt.
Giống lạc mà nông dân ở huyện Đại Sơn trồng có tên gọi là Bạch Sa số 6. Giống lạc này thường được trồng tại khu vực đất cát, đặc điểm nổi bật của nó là một củ thường có hai hạt. Hình dáng bên ngoài nhỏ, ngắn, nhưng lớp vỏ bên ngoài lại có màu trắng. Lạc Bạch Sa có hạt to, hình dáng tròn, hương vị thơm ngon, hơi mặn do được trồng trên ruộng có phủ cát biển.
Tại đây, người nông dân sau khi thu hoạch lạc sẽ tiến hành rửa sạch, sau đó tẩm ướp theo phương pháp truyền thống rồi luộc chín, cuối cùng là phơi khô. Cũng bởi cách trồng và chế biến lạc theo phương thức đặc biệt, mà người nông dân trồng lạc tại đây đã tạo ra một thương hiệu lạc riêng, đó là Lạc cát biển.
Ông Trương An Phương, HTX Sản xuất lạc huyện Đại Sơn nói về cách chế biến lạc của HTX do ông chủ nhiệm: ““ Lạc sau khi thu hoạch còn tươi, còn lưu giữ được nước và hương thơm. Chúng tôi sẽ rửa sạch, tẩm ướp gia vị, sau đó là luộc lên, như thế hạt lạc sẽ được ngấm hương liệu, và ngon hơn.”
Phương pháp gia công lạc tươi như thế này tưởng chừng rất đơn giản, nhưng lại mang đến cho hạt lạc tại đây hương vị đặc biệt. Sau khi gia công hạt lạc cũng được bán với giá cao hơn. Thông thường trên thị trường mỗi kg được bán với giá 27 – 36 nhân dân tệ. Hiện nay loại lạc này được tiêu thụ ở khá nhiều nơi, và nguồn cung luôn không đáp ứng đủ nhu cầu.
Để phát triển ngành sản xuất lạc huyện Đại Sơn còn cho thành lập hợp tác xã, kết hợp cơ sở sản xuất và các hộ nông dân tạo thành một chuỗi sản xuất chuyên nghiệp. Lạc sau khi thu hoạch được gia công và tiêu thụ đi nhiều nơi trên toàn Trung Quốc, mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân.
Related news

Theo kế hoạch dự án, đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng từ 4.700 con lên 17.800 con, sản lượng sữa từ 6.000 tấn/năm hiện nay lên 23.000 tấn/năm. Để có kết quả như vậy, không chỉ ở các vùng trọng điểm, các địa phương khác cũng sẽ phát triển mô hình này và huyện Long Phú là vùng rất có tiềm năng.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong 82 trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh có đến 53 trại chăn nuôi gia công; số lượng chăn nuôi theo quy mô trang trại chiếm khoảng 51% (với số lượng trên 1,6 triệu con) trong tổng số đàn gia cầm của tỉnh.

Lộc Ninh (Bình Phước) hiện có 3.648 ha tiêu, chiếm khoảng 30% diện tích, gần 40% sản lượng của cả tỉnh. Theo kế hoạch, trong năm 2014, năng suất vườn tiêu ở Lộc Ninh đạt khoảng 32,25 tạ/ha. Để hoàn thành kế hoạch sản lượng 10.929 tấn, Lộc Ninh đang thực hiện ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nhất là trong thời điểm hiện nay - thời kỳ các vườn tiêu đang ra hoa, đậu trái.

Ngoài ra, thời điểm này, nhiều loại trái cây như: chôm chôm, thanh long, xoài... cũng đang vào mùa thu hoạch rộ với giá bán khá thấp, làm ảnh hưởng đến giá trái cóc, nhất là khi thời gian qua có nhiều nhà vườn đã phát triển diện tích trồng làm nguồn cung cóc trái tăng.

Những năm gần đây, cam mật, cam xoàn ít bị bệnh, năng suất cao nên nhà vườn đang khôi phục và mở rộng diện tích trồng cây này. Hiện toàn huyện trồng khoảng 300ha cây cam mật, cam xoàn. Mỗi công cam cho thu nhập từ 10-50 triệu đồng sau khi trừ chi phí.