Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc đang làm khó vải thiều Việt Nam

Trung Quốc đang làm khó vải thiều Việt Nam
Ngày đăng: 17/07/2015

Theo AFP, hiện có khoảng 60% lượng vải thiều Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc – thị trường lớn nhất của vải thiều Việt Nam hiện nay.

Phóng viên AFP đã đến tận trang trại vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang để tìm hiểm về tình hình xuất khẩu của loại trái cây nhiệt đới “ngon, bổ, rẻ” này. Mùa vải thiều rất ngắn, chỉ trong khoảng 6 tuần, nên nhu cầu tìm đầu ra cho vải thiều vào mùa cao điểm là hết sức cần thiết, tránh tình trạng “được mùa, mất giá” và ế ẩm kéo dài đã từng diễn ra trong các năm trước.

Tránh lệ thuộc vào Trung Quốc

Bên cạnh thị trường truyền thống là nước láng giềng Trung Quốc, năm nay là năm đầu tiên Việt Nam triển khai xuất khẩu sang các thị trường mời giàu tiềm năng, trong đó có Mỹ, Australia.

“Mùa vải thiều vừa qua, thương lái Trung Quốc đã “làm khó” bạn hàng Việt Nam khi họ không đến thu mua vải vào mùa cao điểm,” một nông dân ở Lục Ngạn chia sẻ. Anh này còn cho hay, chủ yếu vải xuất đi Trung Quốc là theo đường tiểu ngạch, thỏa thuận buôn bán giữa nông dân Việt Nam và thương lái Trung Quốc.

Hiện nay, hầu hết hoa quả Việt Nam chủ yếu tiêu thụ ở trong nước, kim ngạch xuất khẩu còn khá khiêm tốn dù nguồn cung rất dồi dào. (Ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP)

Việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong những năm qua khá bấp bênh khi chưa có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cũng như chẳng có ràng buộc gì giữa người bán – người mua. Có thời điểm, Trung Quốc nhập lượng vải rất lớn từ Việt Nam, vì thế, vải cứ ùn ùn đổ về các cửa khẩu để chờ thương lái Trung Quốc đến mua. Nhưng khi đã tập kết sẵn sàng chờ bán, thì thương lái Trung Quốc lại ngừng mua. Kết cục, vải cứ chất đống, ùn tắc nơi cửa khẩu.

Năm nay, có những thương lái Trung Quốc xuống tận địa bàn Lục Ngạn để lùng sục mua vải ngon. Hơn 40.000 tấn vải đã được xuất đi Trung Quốc, chiếm khoảng 50% sản lượng của địa phương.

Năm 2015 là năm đầu tiên vải thiều Việt Nam có được “visa” vào thị trường Mỹ, Australia. (Ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP)

Rút kinh nghiệm từ những năm trước, nông dân trồng vải thiều không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, họ đã liên kết với một số doanh nghiệp trong nước tìm được cho trái vải Việt Nam vào các thị trường mới với giá cao hơn, ổn định hơn.

Có “visa” vào Mỹ, Australia

Hàng chục tấn vải Việt Nam đã được cấp “visa” vào thị trường Australia và Mỹ sau khi đáp ứng các quy định hết sức nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Mai Xuân Thìn, Tổng Giám đốc của Công ty Rồng Đỏ – đơn vị xuất khẩu vải sang nước ngoài – cho biết, vải thiều Việt Nam bán chạy, và rất được ưu chuộng tại các thị trương quốc tế. Ông Thìn hy vọng, sang năm vải thiều Việt sẽ có bước đột phá trong xuất khẩu. Nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cao của Australia và Mỹ, chắc chắn vải thiều Việt Nam sẽ có chỗ đứng vững chắc tại các thị trường đầy tiềm năng này.

Để vào được các thị trường khó tính, các nhà xuất khẩu vải thiều Việt Nam cần phải chú ý đến các vấn đề về an toàn thực phẩm. (Ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP)

Ông Alex Alexopoulos, nhà nhập khẩu vải thiều đến từ Australia, nhận định, việc xuất vải Việt Nam sang Melbourne có lợi cho cả đôi bên. Theo ông, tốt nhất là nên vận chuyển mặt hàng này qua đường hàng không từ Việt Nam sang Australia, thậm chí việc phân phối mặt hàng này tại Australia cũng nên thực hiện thông qua vận tải hàng không thay vì xe tải để đảm bảo sản phẩm luôn được tươi ngon.

Nhà nhập phẩu Australia Alex Alexopoulos về tận trang trại vải tại Chí Linh, tỉnh Hải Dương để tham khảo thị trường. (Ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP)

AFP nhận định, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về rất nhiều mặt hàng nông sản như gạo, cà phê và thủy sản, và hiện đang tìm kiếm cơ hội cho hoa quả vào thị trường toàn cầu.

Theo hãng tin này, kim ngạch xuất khẩu hoa quả của Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, từ 622 triệu USD năm 2011 lên tới trên 1,4 tỷ USD vào năm ngoái. Trong khu vực châu Á, Việt Nam đang đứng thứ 8 về xuất khẩu hoa quả, sau Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ.


Có thể bạn quan tâm

Ra Tù Làm... Ông Chủ Ra Tù Làm... Ông Chủ

Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.

22/06/2013
Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.

05/03/2013
Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang

Ấp Bình Thới và Bình Thiện (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú - An Giang) hiện có gần 20 hộ làm nghề đánh bắt cá bông lau. Chị Bùi Thị Dành (ngụ ấp Bình Thới), có hơn 30 năm trong nghề đánh bắt cá bông lau cho biết, hiện trên sông Vàm Nao, người dân đánh bắt cá bông lau bằng cách dùng lưới đăng (hay còn gọi là lưới ngầm) và lưới thả dùng đánh bắt vào ban đêm. Từ đầu mùa đánh bắt đến nay, chị Dành đã bắt được 9 con cá bông lau, mỗi con nặng từ 3 - 8kg; giá bán cho thương lái thời điểm đầu mùa từ 160 - 180 ngàn đồng/kg, còn hiện tại khoảng 120 ngàn đồng/kg.

07/03/2013
Nông Dân Méo Mặt Vì Nông Dân Méo Mặt Vì "Bệnh Lạ" Trên Cây Bắp Ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi)

Hàng chục hộ dân ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) mất ăn, mất ngủ vì cây bắp (ngô) bị "bệnh lạ" tấn công khiến cho cây bắp không phát triển. Nhiều hộ nông dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng một mùa vụ trồng bắp.

07/03/2013
Hiệu Quả Từ Các Khu Bảo Vệ Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế Hiệu Quả Từ Các Khu Bảo Vệ Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế

Ba năm trở lại, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập 9 khu bảo vệ thủy sản, nhằm bảo vệ và khai thác thủy sản ở đầm phá ngày một tốt hơn.

08/03/2013