Trung Quốc Cung Cấp Hơn Một Nửa Số Phân Bón Nhập Khẩu Vào Việt Nam
Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 16 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc là nguồn cung chính, chiếm trên 52% tổng lượng phân bón nhập khẩu.
Tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 400 nghìn tấn, trị giá 142,1 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 7,6% về trị giá so với tháng trước đó, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 3,3 triệu tấn phân bón các loại, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,18% về lượng và giảm 24,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 16 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc là nguồn cung chính, chiếm trên 52% tổng lượng phân bón nhập khẩu, tương đương với 1,7 triệu tấn, trị giá 560,3 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2013, thì nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc lại giảm cả về lượng và trị giá, giảm 14,72% về lượng và giảm 20,34% về trị giá.
Nguồn cung lớn thứ hai là thị trường Nga với 357,9 nghìn tấn, trị giá 131,2 triệu USD, tăng 60,07% về lượng và tăng 28,85% về trị giá so với cùng kỳ.
Đứng thứ ba về lượng nhập khẩu là thị trường Nhật Bản, chiếm 7,58%, tương đương với 241,6 nghìn tấn, trị giá 36,7 triệu USD, tăng 0,45% về lượng nhưng giảm 21,46% về trị giá so với 10 tháng năm 2013.
Nhìn chung, từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, lượng phân bón nhập khẩu đều giảm ở hầu khắp các thị trường, số thị trường này chiếm 56,25% và nhập khẩu từ thị trường Philippin giảm mạnh nhất, giảm 98,16%, tương đương với 4,9 nghìn tấn.
Thị trường nhập khẩu phân bón 10 tháng 2014
Trung Quốc cung cấp hơn một nửa số phân bón nhập khẩu vào Việt Nam (1)
Lượng phân bón nhập khẩu giảm từ sau khi Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu phân bón từ 3 lên 6%, lượng phân bón nhập khẩu trong tháng 10 đã sụt giảm so với trước dù nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bước vào sản xuất vụ đông xuân 2014-2015.
Lý giải nguyên nhân khiến lượng phân bón nhập khẩu giảm, Giám đốc doanh nghiệp Minh Đăng (Cần Thơ )- đơn vị chuyên kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp - cho biết tăng thuế là một trong những nguyên nhân khiến lượng phân bón nhập khẩu giảm trở lại.
Ví dụ, trước đây phân urê Trung Quốc nhập khẩu về có thuế suất 3% sẽ được bán ngang giá với urê trong nước. Nhưng nay thuế nhập khẩu tăng lên 6%, nghĩa là giá bán sẽ tăng thêm tương ứng nên cạnh tranh không lại so với phân urê trong nước, nhập khẩu giảm là tất nhiên.
Ngoài ra, theo chủ đại lý kinh doanh phân bón Hai Chiến (đại lý cấp 1) tại huyện Cai Lậy, Tiền Giang, thời điểm từ cuối tháng 9 đến nửa đầu tháng 10-2014 do nhiều địa phương ở ĐBSCL tạm ngưng sản xuất để đón lũ về, nhu cầu sử dụng phân bón giảm nên cũng dẫn đến lượng phân nhập khẩu về giảm theo.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/trung-quoc-cung-cap-hon-mot-nua-so-phan-bon-nhap-khau-vao-viet-nam-201411300805083374ca52.chn
Related news
Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bằng những cách thức tuyên truyền sâu rộng, nhiều nông dân ở xã Nam Xuân (Krông Nô) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, nuôi trồng.
Từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ nâng lên cơ sở sản xuất và chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chế biến bột cá Thành Bình (ấp Đôi Ma, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông) liên tục được bình chọn là Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu trong những năm gần đây.
Theo Sở Công thương, UBND tỉnh đã quyết định và công nhận 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014
Nghe tiếng xe máy, một người đàn ông dong dỏng cao bước ra khỏi lều bạt. Đó là ông Tân Hữu Đức, chủ của những thùng ong. Ông Đức năm nay 52 tuổi, nhưng có đến 30 năm theo nghề nuôi ong. Ông Đức bảo đã gắn bó với con ong từ rất sớm. Học xong lớp 12, ông không đi học nghề, mà rong ruổi theo đàn ong cùng ba mình.
Sau một thời gian trồng thử nghiệm tại khu vực thôn 1, với giống bắp lai VN8960 trên vùng đất pha cát ven suối tại khu vực này cho năng suất cao, chất lượng hạt bắp to và đều, kháng sâu bệnh và có khả năng thích ứng rộng và chịu hạn tốt.