Trúng mùa cam xoàn
Hiện diện tích cam xoàn của hai huyện đạt gần 400 ha. Trồng từ 2-3 năm là cho thu hoạch. Đây cũng là cây trồng có thể cho trái vụ nghịch, trái vị ngọt thanh, nhiều nước, bình quân 4 - 5 trái/kg, khi chín màu vỏ hơi vàng.
Ông Trần Văn Tuấn ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung trồng 5 công cam xoàn cho biết năm nay được mùa.
Trung bình SX 1 công (1.000 m2) đạt 3 - 5 tấn trái. Hiện giá cam xoàn đầu mùa khá cao, từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, cao hơn 5.000 - 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ.
Sau khi trừ chi phí mỗi công lãi 70 triệu đ/vụ.
Có thể bạn quan tâm
Theo đánh giá của các ngành chức năng, chăn nuôi là một trong những ngành sẽ bị tổn thương nhiều nhất trong quá trình hội nhập, đặc biệt là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, để họ không bị “chìm” trong “cơn bão” này, rất cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể và đủ mạnh.
Được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2015 là năm thứ 3 Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ được tham gia dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi” với mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học thực hiện tại xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê (năm 2013), xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh (năm 2014) và xã Chu Hóa, TP.Việt Trì (năm 2015).
Ông Trần Văn Hóa, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị cho biết, hiện nay có nhiều thương lái đến địa phương, thu mua chuối quả trong dân, với giá cao, gấp từ 2 đến 2,5 lần so với 6 tháng trước.
Người nông dân Bình Thuận từng một thời nhờ cây thanh long đổi đời, khá giả lên. Nhưng cũng chính cây thanh long đã mang đến nợ nần chồng chất khiến nhiều người điêu đứng, trắng tay. Vấn đề là thị trường tiêu thụ thanh long chủ yếu lệ thuộc vào Trung Quốc, giá cả bấp bênh…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam về sự cần thiết của việc triển khai Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030, nhằm bảo vệ nguồn gen quý, kết hợp bảo vệ và phát triển rừng, xóa đói, giảm nghèo ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam.