Trúng Mùa Cá Cơm Cuối Năm
Ngư dân miền biển Cà Mau trúng đậm cá cơm, nhiều nhất là tại thị trấn biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Theo ông Từ Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, ghe biển vào bờ gần một tuần nay, trúng đậm thủy sản, nhiều nhất là cá cơm. Bình quân mỗi ngày các vựa sơ chế cá cơm thu mua hàng trăm tấn cá, mang hấp, phơi khô để xuất khẩu qua Trung Quốc và tiêu thụ nội địa.
Tại vựa sơ chế cá cơm của ông Hai Thành, ngụ khóm 8 thị trấn Sông Đốc, mỗi ngày thu mua trên 50 tấn cá cơm tươi với giá từ 12.000-14.000 đồng/kg. Ông Hai Thành cho biết: "Khoảng 3,5kg cá tươi được một ký cá cơm khô, xuất qua Trung Quốc giá trên dưới 45.000 đồng. Lượng cá quá nhiều nên phải thuê lao động nhiều gần gấp 3 lần so với bình thường để phụ phơi cá".
Hàng trăm lao động tại miền biển Sông Đốc cũng có thêm việc làm thời vụ nhờ phơi cá cơm thuê cho doanh nghiệp, mỗi ngày công từ 100-150 ngàn đồng/người.
Related news
Chiều 18.9, ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho biết: Mưa lớn kéo dài suốt 5 ngày qua kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều diện tích hồ tôm nuôi của 15 hộ dân tại thôn Công Lương bị vỡ bờ bao và ngập úng nặng. Qua thống kê, hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 4,5 ha trên địa bàn chịu ảnh hưởng, ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng.
Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.
Mấy ngày qua, tình hình giá cá tra chẳng mấy khả quan khi chỉ khoảng 20.000 đồng/kg dưới giá thành sản xuất từ 4.000-5.000 đồng/kg, trong khi vật giá đều nằm ở mức cao, khiến ngư dân “oằn lưng” chịu lỗ. Hàng loạt ao hầm tiếp tục bị “treo”, do người nuôi không còn vốn để tái đầu tư. Nhiều hộ, phải “nhường sân” cho doanh nghiệp hoặc các đại gia thuê nuôi cá tra.
Đó là mô hình nuôi gà ri trên nền “Đệm lót sinh thái” của chị Đoàn Thị Kim Uyên, ở ấp Phú Lợi B (Phú Kiết, Chợ Gạo - Tiền Giang) đã áp dụng có hiệu quả kinh tế cao trong những năm qua, đặc biệt tránh được mùi hôi thối và không ô nhiễm môi trường chung quanh, điều mà từ lâu nay hộ chăn nuôi nào cũng mong muốn.
Theo khảo sát của Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO), nhờ tăng cường các biện pháp thâm canh, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, năng suất mía tại các mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ước đạt bình quân từ 70 - 80 tấn/ha, cao hơn năng suất ngoài mô hình từ 20 - 30 tấn/ha, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn 30%.