Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trụ Tiêu Sốnglợi Nhiều Mặt

Trụ Tiêu Sốnglợi Nhiều Mặt
Publish date: Monday. August 18th, 2014

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…

Thực tế cho thấy, trồng tiêu trên cây trụ “chết” trong điều kiện không che bóng có thể đạt được năng suất cao, nhưng kèm theo đó là sự suy kiệt nhanh chóng do tiêu ra hoa quả quá độ và sự bùng phát của nhiều loại bệnh nguy hiểm làm hủy diệt vườn tiêu.

Trồng tiêu trên cây trụ sống là kiểu canh tác bền vững, tạo điều kiện sinh thái phù hợp cho phép kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế được các bệnh nguy hiểm và giảm chi phí đầu tư ban đầu.

Hiện tại ở Tây Nguyên các loại cây trồng làm trụ tiêu như keo dậu, lồng mức, muồng đen... đang được đông đảo bà con lựa chọn, bởi giá rẻ, cho khai thác lâu năm, chống bệnh tốt…

Hơn nữa, đang là mua mưa, đây là thời điểm thích hợp để trồng tiêu nên thị trường loại cây này trở nên sôi động, giá cả có tăng đôi chút. Những năm trước, cây keo dậu có giá 2.000 đồng/cây thì nay tăng lên 3.5000 đồng/cây; cây lồng mức tăng từ 3.000 đồng lên 5.000 đồng/cây, muồng đen tăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/cây.

Việc sử dụng cây trụ sống cho hồ tiêu góp phần ngăn chặn nạn phá rừng lấy gỗ làm trụ vốn đã trầm trọng, đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư rất lớn, nhất là với những nông dân khởi nghiệp trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Nhiều nông dân cho hay, có thể trồng cây trụ sống 1- 2 năm trước khi trồng tiêu. Cần chăm sóc tốt cây trụ sống để cây sinh trưởng tốt, bảo đảm yêu cầu leo bám cho cây tiêu. Thời gian đầu, do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có chỗ cho tiêu leo bám nên cần trồng cây trụ tạm cùng lúc với trồng tiêu.

Cây trụ tạm được trồng cách cây trụ sống 10- 15cm, đường kính 10- 15cm, chiều cao tính từ mặt đất hơn 3m, cây trụ tạm phải tốt để tiêu có thể leo bám trong vòng 2- 3 năm trước khi cây trụ sống đủ lớn cho tiêu leo bám. Khi cây trụ sống đã lớn, buộc cố định cây trụ tạm vào cây trụ sống, chuyển dần dây tiêu trên trụ tạm qua trụ sống. Hãm ngọn cây trụ sống ở độ cao 5m để tiện cho việc thu hoạch tiêu.

Theo tính toán của nông dân ở Tây Nguyên, để trồng được 1ha hồ tiêu với mật độ 2,5 x 2,5m, thì phải đầu tư vào khoảng 100 triệu đồng mua trụ gỗ, đó là chưa tính đến phân bón, giống. Trong khi đó, nếu trồng bằng trụ cây sống thì chi phí rất ít, chỉ bằng 1/3. Như vậy, việc sử dụng cây sống để làm trụ tiêu không những góp phần giảm chi phí ban đầu cho người sản xuất, mà còn giữ vững môi trường sinh thái, giúp cây tiêu phát triển ổn định.


Related news

Lúa M1-NĐ hợp đất khó tính Lúa M1-NĐ hợp đất khó tính

Ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng gạo mềm, vị đậm… là những đánh giá chung của các đại biểu về giống lúa M1-NĐ.

Friday. September 18th, 2015
Phòng trừ rầy nâu hại lúa mùa Phòng trừ rầy nâu hại lúa mùa

Rầy nâu là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm trong vụ mùa. Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội (Sở NN- PTNT Hà Nội) xin giới thiệu đặc tính sinh học và biện pháp phòng trừ.

Friday. September 18th, 2015
Thêm giống lúa ngắn ngày Thêm giống lúa ngắn ngày

Ông Hà Văn Nhân, tác giả của N25 cho biết, đây là giống ngắn ngày, chịu thâm canh cao, cứng cây.

Friday. September 18th, 2015
Ngô năng suất khủng nhờ phân Phú Mỹ Ngô năng suất khủng nhờ phân Phú Mỹ

Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Bình Định chọn ngô là cây trồng chủ lực, chỉ đứng sau cây lúa.

Friday. September 18th, 2015
NPK-S Lâm Thao tăng năng suất ngô đông NPK-S Lâm Thao tăng năng suất ngô đông

Ngô phân bố rộng trên phạm vi toàn quốc, tùy theo điều kiện khí hậu mà thời vụ gieo trồng ngô khác nhau ở các vùng song chủ yếu có các vụ chính là đông xuân, xuân hè và thu đông.

Friday. September 18th, 2015