Trồng Xen Băng Cây Phân Xanh
Qua kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy trồng xen băng cây phân xanh theo đường đồng mức như muồng hoa vàng, cốt khí…giữa cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều) và cây ngắn ngày (ngô, lúa nương, sắn…) là biện pháp đơn giản và rất có hiệu quả trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, cải tạo độ phì của đất và góp phần tăng năng suất cây trồng.
Cây phân xanh đươc gieo vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) với chu kỳ sống thường kéo dài 2-3 năm, có tốc độ sinh trưởng phát triển mạnh, sau 1-2 tháng đã tạo nên một hàng rào dày đặc, có khả năng ngăn giữ dòng chảy và nước trôi trên bề mặt. Khi cây băng xanh lên tốt chúng ta có thể cắt lấy phân xanh ép vào gốc cây trồng. Nguồn phân xanh tại chỗ rất tiện lợi. Đối với cây cà phê thì cách một hai hàng gieo một băng phân xanh, còn các cây ngắn ngày thì khoảng cách gieo là 10-15 m một hàng.
Kết quả quan trắc lượng đất xói mòn cho thấy nếu đất không sử dụng biện pháp bảo vệ đất thì lượng đất bị xói mòn rất lớn. Ở đất trồng cà phê kiến thiết cơ bản mặc dù độ dốc rất thấp 3-5o nhưng hàng năm lượng xói mòn vẫn mất đi khoảng 8,5 tấn/ha. Ở đất trồng sắn và các loại cây ngắn ngày khác thì mức độ đất mất đi do xói mòn lớn hơn: với đậu xanh, bắp, lúa rẫy: 60-88 tấn/ha/năm; với sắn 132 tấn/ha/năm. Sử dụng băng phân xanh thì lượng đất mất đã giảm rõ rệt, chỉ bằng 47-67% so với không trồng băng phân xanh.
Bên cạnh việc hạn chế xói mòn đất, cây phân xanh còn ảnh hưởng tích cực đến tính chất lý hoá của đất: Điều hoà chế độ nhiệt và ẩm độ của đất, cải thiện dung trọng, độ xốp tầng mặt, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất thông qua sinh khối hữu cơ trả lại hàng năm. Kết quả thực nghiệm cho thấy, đất trồng cà phê kiến thiết cơ bản, có xen cây phân xanh liên tục trong 5 năm, cũng như ngô, lạc có sử dụng băng phân xanh 2-3 năm đã cải tạo được tính chất vật lý đất như: dung trọng, độ xốp, ẩm độ, nhiệt độ một cách đáng kể.
Hàm lượng hữu cơ, N, P2O5 và K2O ở đất có băng cây phân xanh cao hơn so với đất không trồng. Độ phì nhiêu của đất có trồng cây băng phân xanh tăng lên rất lớn, đặc biệt là thành phần hữu cơ. Từ đó dẫn đến năng suất cây trồng cũng tăng đáng kể. Cụ thể năng suất sắn tăng 46,6%, cà phê năng suất tăng 30,4%, lúa tăng 21,6%, ngô, đậu đỗ tăng 10-20%.
Sử dụng băng chắn cây phân xanh trồng theo đường đồng mức xen giữa các loại cây trồng trên đất dốc đã tỏ ra rất hiệu quả, là biện pháp đơn giản để bảo vệ đất cũng như cải thiện độ phì của đất. Đây là biện pháp sử dụng đất bền vững, nhà nông ai cũng làm được, hiệu quả kinh tế lại cao.
Có thể bạn quan tâm
Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Phú Tân và người dân: Nuôi tôm quảng canh cải tiến và sử dụng chế phẩm sinh học mang tính bền vững và an toàn. Nhiều nông dân đã phát triển kinh tế khá từ mô hình này. Cũng theo bà con nông dân, nuôi tôm quảng canh cải tiến giúp bà con đúc kết kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về kỹ thuật nuôi, tích lũy vốn để tiến tới nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả hơn.
Mô hình liên kết của HTX Rau sạch Mỹ Hưng (xã Bình Triều, Thăng Bình) được xem là điển hình về xây dựng chuỗi sản phẩm khép kín cho sản xuất nông nghiệp.
Men theo con đường nhỏ quanh co đầy vỏ sò, vỏ ốc, băng qua mấy chiếc cầu khỉ dẫn vào khu đìa tôm, chúng tôi mới đến được các vùng đìa nuôi ốc hương ở phường Ba Ngòi, Cam Linh (TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa)…
Mặc cho cái nắng như thiêu, như đốt của vùng “chảo lửa”, nhưng với mong ước một lần được tận mắt chứng kiến trái bưởi đang vào độ lớn, tôi vượt xe máy hàng chục cây số đến với miền đất bưởi Phúc Trạch. Năm nay, bưởi Phúc Trạch đang hứa hẹn một mùa bội thu.
Bo bo (một loại vi sinh vật sống trong nước), dân gian gọi là trứng nước vốn có sẵn trong thiên nhiên (trong môi trường nước có nhiều rong rêu, chất hữu cơ…). Đây là loại thức ăn thiên nhiên được xem là “ngon lành” của cá, nhất là cá nhỏ, cá giống.