Trảng Bàng Vượt Kế Hoạch Gieo Trồng Vụ Đông Xuân

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trảng Bàng, tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2013-2014 trên địa bàn huyện là 18.675 ha, đạt 103,15% so kế hoạch.
Trong đó cây lúa chiếm đến 12.686 ha, đạt 126,86% kế hoạch; thuốc lá vàng 550 ha, đạt 110% kế hoạch; mì 150 ha, đạt 150% kế hoạch. Các loại cây trồng khác, như bắp, đậu phộng, mía, rau các loại... đều đạt thấp hơn so với kế hoạch.
Hiện nay các loại cây trồng vụ Đông Xuân đã và đang thu hoạch. Tính đến đầu tháng 3, nông dân trong huyện đã thu hoạch trên 2.000 ha lúa, năng suất bình quân 6 tấn/ha; hơn 840 ha bắp, năng suất bình quân 7,5 tấn/ha; 1.643 ha đậu phộng, năng suất bình quân 3 tấn/ha; 121 ha mì, năng suất bình quân 37 tấn/ha...
Nhìn chung, trong 3 tháng đầu năm 2014, tình hình dịch hại trên cây trồng không đáng kể, dù xuất hiện nhiều loại sâu bệnh và rầy nâu hiện diện thường xuyên trên đồng ruộng nhưng ở mật số thấp. Chỉ một một diện tích nhỏ nhiễm sâu bệnh ở mật số nặng, nhưng đã được khống chế kịp thời nên không phát sinh thành dịch.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Cùng với lúa gạo, xoài, hoa kiểng và cá tra, tỉnh vừa quyết định chọn thêm con vịt vào danh sách tập trung đầu tư.

Ngày 23/5, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn – tọa đàm “Kỹ năng tổ chức hoạt động hội, lập kế hoạch sản xuất và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường” cho Ban Chấp hành các Hội chăn nuôi – tiêu thụ gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà đồi Sơn Tây, trứng vịt Liên Châu, vịt Vân Đình.

Theo Sở NN&PTNT, gần đây, chăn nuôi trang trại sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định phát triển nhanh về số lượng và quy mô, tạo thu nhập đáng kể cho người dân trong tỉnh.

Trong những năm trở lại đây, đàn bò trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) ngày càng phát triển với tổng đàn gần 13.500 con. Để đàn bò phát triển tốt, tháng 10-2014, Phòng Nông nghiệp huyện đã triển khai mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò, nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây mỳ, cây bắp… để chế biến làm thức ăn, tăng hàm lượng dinh dưỡng.

Ngày 18-5-2015, Báo SGGP có bài “Tự làm khó…” nêu những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải, không chỉ vì tự thân ngành mà còn do những quy định “trói chân” doanh nghiệp (DN). Ngày 22-5, dù đang đi Hà Lan và Đan Mạch, anh Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cũng trao đổi thêm với chúng tôi một số ý để làm sáng tỏ hơn về những quy định ngược xu thế này.