Trồng thử nghiệm siêu cao lương
Sau nhiều năm trồng thử nghiệm tại nhiều nơi với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng khác nhau, Cty TNHH Siêu cao lương Việt Nam (SOL) triển khai trồng đại trà các giống siêu cao lương tại một số tỉnh phía Bắc, và các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh.
SOL cũng liên kết với Cty CP Sữa VN (Vinamilk) và Tập đoàn TH true Milk trồng 250 ha siêu cao lương để làm thức ăn cho bò sữa.
Qua trồng khảo nghiệm tại Việt Nam, giống siêu cao lương nhập từ Nhật Bản đã cho năng suất hơn hẳn so với các cây trồng truyền thống như mía, bắp... để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, SX viên nén sinh học, đường và Ethanol. Bộ NN-PTNT đã công nhận siêu cao lương là giống cây trồng mới tại Việt Nam.
Tại Quảng Ngãi, SOL đã trồng khảo nghiệm 5 giống siêu cao lương tại Trạm Khảo nghiệm và hậu kiểm giống cây trồng Sơn Tịnh và Trung tâm Giống mía Quảng Ngãi (xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành).
Qua khảo nghiệm, giống siêu cao lương VN1401 cho ưu thế vượt trội so với 4 giống còn lại, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, sinh khối cao và tái sinh mạnh, ít nhiễm sâu bệnh, thời gian trổ bông sớm.
Doanh nghiệp đang đề nghị Bộ NN-PTNT cho SX thử đại trà tại Quảng Ngãi và một số tỉnh ở miền Trung, nơi có điều kiện tương tự với mục đích lợi dụng sinh khối cao phục vụ chăn nuôi trâu, bò.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ vừa có buổi làm việc với SOL để nghe giới thiệu về giống siêu cao lương và bàn giải pháp phát triển loại cây này trong thời gian tới. Ông Chữ đã thống nhất sẽ chuyển một phần diện tích tại Nông trường 24/3 ở huyện Đức Phổ để thực hiện trồng thử nghiệm đại trà siêu cao lương.
Đồng thời, lập dự án mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại 5 huyện: Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành và Ba Tơ, mỗi huyện từ 25 - 30 ha để trồng thử nghiệm loại cây này.
Có thể bạn quan tâm
Tận dụng lợi thế của vùng sông nước, nông dân cù lao Ông Hổ đã khéo trồng trọt, xen canh, luân canh, đa canh… qua đó vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù của vùng đất này.
Người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa lại bùng phát ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đe dọa 8,3 km tuyến đê bao ngọt hóa ven sông Tiền và 13 cống dưới đê có tổng trị giá 169 tỷ đồng vừa mới khởi công, khiến ngành chức năng Bến Tre lúng túng xử lý.
Ngày 21/3/2013, đoàn kiểm tra gồm ông Đỗ Văn Nam, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Thủy sản, cùng một số cán bộ đã đến thăm mô hình nuôi cá lồng tại Bãi Miễu, thôn Trí Nguyễn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mô hình có 4 hộ tham gia với đối tượng nuôi là cá chim vây vàng và cá chẽm.
Năm 2008, tôm thẻ chân trắng được cho phép nuôi đại trà ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm để đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển hơn 5 năm, phần lớn nông dân nuôi tôm nước lợ ở Tiền Giang đã chọn tôm thẻ chân trắng.
Dịch lợn tai xanh đã và đang lây lan nhanh tại một số tỉnh miền Trung, nhất là tại các địa bàn chăn nuôi trọng điểm.