Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Thí Điểm Nấm Bào Ngư, Nấm Linh Chi Và Nấm Mèo Đạt Kết Quả Cao

Trồng Thí Điểm Nấm Bào Ngư, Nấm Linh Chi Và Nấm Mèo Đạt Kết Quả Cao
Ngày đăng: 10/02/2012

Mô hình trồng nấm bào ngư, nấm linh chi và nấm mèo còn mới lạ với nhiều hộ nông dân, nhằm mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất, năm 2011 được sự hỗ trợ và đầu tư của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỏ Cày Nam và Trạm Khuyến nông-Khuyến ngư huyện, ông Đào Văn Hưởng ở ấp Phước Điền, xã Bình Khánh Đông đã sản xuất thành công thí điểm mô hình kết hợp trồng nấm bào ngư, nấm linh chi và nấm mèo đạt kết quả cao

Nấm bào ngư, nấm linh chi, nấm mèo là những loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Trong đó, nấm linh chi được xem là loại thảo dược. Hiện nay, nhu cầu sử dụng nấm ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ lớn,... để giúp nông dân tiếp cận nhanh tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp xây dựng mô hình với những mục tiêu giúp nông dân tăng thu nhập. Đây là mô hình thử nghiệm trồng đầu tiên tại huyện Mỏ Cày Nam. Tham gia mô hình ông Hưởng được hỗ trợ 40% chi phí không thu hồi và được cán bộ ngành khuyến nông huyện hướng dẫn tham quan thực tế cách trồng nấm tại các huyện khác trong tỉnh từ đó áp dụng vào sản xuất nấm tại nhà. Được sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện ông Hưởng đã đầu tư 2.000 bịch phôi nấm bào ngư trắng và bào ngư xám, 500 bịch phôi nấm linh chi và 500 bịch phôi nấm mèo. Sau thời gian chăm sóc nấm phát triển tốt cho thu hoạch sản lượng đạt cao, tỷ lệ hao hụt rất thấp. 
Ông Hưởng cho biết, trồng các loại nấm này cũng đơn giản không phải tốn diện tích đất, nhiều nông dân có thể phát triển mô hình. Đây là mô hình dễ thực hiện, chỉ tốn chi phí mua phôi giống ban đầu và đầu tư nhà nuôi nấm, chịu khó tưới nước thường xuyên nấm sẽ phát triển tốt. Để sản xuất các loại nấm thành công, hàng ngày ông Hưởng đều thăm trại nấm tìm hiểu đặc tính của từng loại nấm đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nấm. Để nuôi nấm không bị thất bại chế độ vệ sinh nhà nuôi nấm sạch sẽ thông thoáng và đảm bảo đủ lượng nước tưới hàng ngày là điều quan trọng. Trên cơ sở nhà trồng nấm có sẵn ông Hưởng đã tiếp tục chuẩn bị các dụng cụ như: cây, dây treo, bình phun tưới nước. Phôi được mua sẵn, từ thời gian cấy meo đến thu hoạch chăm sóc tốt sẽ cho thu hoạch kéo dài đến 6 tháng. Đến nay, ông Hưởng đã thu hoạch được 30kg nấm bào ngư, riêng nấm linh chi và nấm mèo đang chuẩn bị cho thu hoạch. 
Để nấm phát triển tốt, nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng và đảm bảo đủ độ ẩm. Trong nhà cần có hệ thống giàn để treo nấm lên nhằm giảm diện tích nhà nấm. Nấm rất ưa nước vì vậy ông Hưởng thường xuyên tưới phun sương nhẹ vào túi nấm, chế độ trên được duy trì đều mỗi ngày từ 2-3 lần. 
Hàng ngày, ông Hưởng tiến hành tưới nước 2-3 lần tùy theo điều kiện và thời tiết. Nếu nắng nóng tưới 3 lần/ngày vào sáng trưa và chiều. Khi nhận bịch nấm giống về, nấm chạy tơ rất ít. Sau thời gian chăm sóc 15 ngày tơ chạy đều hết bịch phôi sau đó ông Hưởng tiến hành mở nút, 10 ngày sau sẽ cho thu hoạch. Sau khi thu hoạch ở đầu nút xong ông Hưởng tiếp tục rạch đường ngang trên bịch phôi dài khoảng 2cm để nấm tiếp tục ra ở nơi được rạch. 
Đối với nấm linh chi, nấm mèo thời gian chạy tơ là 30 ngày. Thu hoạch lứa nấm đầu tiên với giá nấm bào ngư ông Hưởng bán được 25.000 đến 30.000 đồng/kg, nấm linh chi giá bán 450-500.000 đồng/kg, nấm mèo đang chuẩn bị thu hoạch. Theo ông Hưởng, cách thu hoạch nấm nhổ bằng tay nếu còn sót dùng dao cạo hết gốc không để dính lại phần gốc nấm trên phôi sẽ gây úng và hư. Nhờ tìm tòi học hỏi kinh nghiệm và sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ khuyến nông huyện, trồng lứa nấm đầu tiên ông Hưởng đạt kết quả khả quan. Đây là mô hình trồng nấm đầu tiên ở huyện được hỗ trợ thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm hướng dẫn nông dân tham quan học hỏi để phát triển mô hình. 
Theo ông Nguyễn Chánh Bình-Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Mỏ Cày Nam cho biết: “Mô hình trồng nấm bào ngư, nấm linh chi và nấm mèo là một trong những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ mô hình này chúng tôi tổ chức trình diễn để các hộ nông dân khác tham quan học hỏi kinh nghiệm mở rộng mô hình trồng nấm tạo điều kiện cho nông dân theo hướng phát triển kinh tế bền vững”


Có thể bạn quan tâm

Dưa Tết Ế, Nông Dân Và Lái Dưa Chịu Lỗ Dưa Tết Ế, Nông Dân Và Lái Dưa Chịu Lỗ

Không chỉ huyện Tam Bình mà dưa hấu tết tại TP Vĩnh Long và huyện Long Hồ cũng dội chợ. Anh Nguyễn Hoàng Minh (Tam Bình) lái dưa nhiều năm kinh nghiệm cho rằng: Dưa dội chợ là do nông dân mình trồng tự phát không tìm hiểu nhu cầu thị trường và tết này cũng không xuất khẩu được.

28/02/2015
Vải Thiều Sớm Ra Hoa Đạt Hơn 85% Vải Thiều Sớm Ra Hoa Đạt Hơn 85%

Theo Phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), do thời tiết thuận lợi, nông dân tuân thủ các biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ cành, điều tiết nước tưới hợp lý nên tỷ lệ vải thiều sớm ra hoa đạt hơn 85%, tương đương năm ngoái.

28/02/2015
Đầu Năm Thanh Long Bình Thuận Có Giá Đầu Năm Thanh Long Bình Thuận Có Giá

Theo một số nông dân, do thời điểm chong đèn để ra trái đợt này trúng vào dịp Noel, thời tiết lạnh nên dù lượng điện chong “già” trên 20 ngày đêm nhưng nhiều vườn thanh long vẫn không bung nụ. Cộng thêm, thời tiết năm nay lạnh nên thanh long chín muộn hơn bình thường, có nơi kéo dài 7 - 10 ngày hoặc hơn. Do đó, hiện rất nhiều vườn thanh long sẽ có trái chín rộ từ sau rằm tháng giêng trở đi.

28/02/2015
Nhà Vườn Hốt Bạc Với Trái Cây Tết Có Kiểu Dáng “Độc” Nhà Vườn Hốt Bạc Với Trái Cây Tết Có Kiểu Dáng “Độc”

Theo các nhà vườn thực hiện phương pháp sản xuất trái cây tạo hình ở huyện Châu Thành, tuy giá khá cao, nhưng vẫn không đủ nguồn cung trong dịp tết năm nay. Nguyên nhân là do thời tiết bất lợi và sâu bệnh tấn công nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của nhà vườn, dẫn đến tỷ lệ tạo hình bưởi Năm Roi đạt thấp.

28/02/2015
Rau Mứt Cửa Tùng Rau Mứt Cửa Tùng

Ngôi nhà của Thanh Ngọc và gia đình đang ở được đặt cái tên rất lãng mạn: “Eo biển xanh”, nơi để bạn bè, du khách tìm về nghỉ ngơi thưởng ngoạn món ngon của biển. Thanh Ngọc mang từ biển vào một rá rau mứt vừa được khai thác và tự làm “bác sĩ dinh dưỡng” khiến tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự am hiểu tường tận loại đặc sản này của bạn.

28/02/2015