Trồng Thanh Long Trên Vùng Cát Chí Công (Bình Thuận)

Nói đến vùng đất xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) người ta nghĩ ngay đến cái nắng nóng, khô hạn, khắc nghiệt. Nhưng thời gian gần đây vùng đất nghèo này được phủ bởi màu xanh của các cây trồng có giá trị kinh tế. Những vườn thanh long xanh tốt, bước đầu cho thu nhập cao đã minh chứng cho sự thay đổi đó.
Có mặt tại vùng đất cát dọc tuyến QL 1A, đoạn qua địa bàn xã Chí Công, vào những ngày cuối tháng 4, chúng tôi ghi nhận màu xanh của các vườn thanh long, dừa xiêm thái, chanh giấy hiện diện. Cách chuyển đổi giống cây trồng của một số người dân nơi đây làm thay đổi vùng đất được xem như nghèo khó nhất của huyện.
Tham quan, trao đổi mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình anh Trần Cao Thiều, ở thôn Thanh Tân, xã Chí Công, mới thấy cách làm khá mạo hiểm mà anh đã áp dụng trong hai năm qua.
Bao năm “vật lộn” với các cây hoa màu như đậu phụng, dưa hồng, củ cải, cà chua… nguồn thu chỉ tạm trang trải cuộc sống qua ngày. Mấy năm gần đây khi phong trào trồng thanh long nở rộ, lại có thu nhập cao gấp nhiều so với sản xuất hoa màu nên anh chuyển đổi trồng loài cây này.
Bằng số vốn của gia đình, cộng vay mượn người thân, vợ chồng anh đầu tư chuyển đổi 1 ha đất màu để trồng 1.000 trụ thanh long vào năm 2012. Trong đó 300 trụ thanh long ruột trắng đã cho thu hoạch vụ đầu tiên khá hiệu quả và 700 trụ thanh long ruột đỏ gần một năm đang phát triển tốt.
“Khi chuyển đổi trồng thanh long, gia đình cũng không tin gì lắm, vì vùng đất cát nắng hạn, khô hanh chưa ai dám làm. Nhờ chịu khó chăm sóc, thanh long sau khi trồng phát triển đều, gia đình yên tâm”, anh Trần Cao Thiều nói.
Ở vùng đất cát khô hạn, nguồn nước tưới rất khó, chính vì vậy khi trồng thanh long, cứ mỗi trụ anh trộn hai xe rùa đất bùn vào bên dưới gốc. Nhờ đó khi tưới nước, đất có độ ẩm và giữ nước tốt, giúp cây thanh long bén rễ và phát triển mạnh.
Bên cạnh đó anh bỏ ra hàng chục triệu đồng để đào giếng lấy nước, đầu tư hệ thống tưới phun sương tự động dọc theo các hàng thanh long để tiết kiệm nước, công chăm sóc, chi phí thuê mướn nhân công. Hiện vườn thanh long ruột đỏ sinh trưởng, phát triển gần một năm, đã bắt đầu cho trái, nhưng anh cắt bỏ để đảm bảo cho dây sinh trưởng, sang năm mới cho trái đồng loạt.
“Khi chuyển đổi đất cát để trồng thanh long đòi hỏi vốn đầu tư khá cao, trung bình 150.000 đồng/trụ nên người dân còn chưa mạnh dạn áp dụng.
Hiện quỹ đất cát sản xuất của thôn còn khá nhiều. Trong 2 năm trở lại đây, người dân đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi hơn 20 ha đất cát sang trồng thanh long, trong đó thanh long ruột đỏ chiếm khá nhiều, một số vườn đã cho thu hoạch một vài vụ rất hiệu quả”, anh Thiều cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Nông - lâm sản và Thủy sản cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở sản xuất khô được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, số cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận còn khá nhiều. Đơn vị đang tiếp tục hướng dẫn cơ sở hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định để việc sản xuất khô đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức (Quảng ngãi) đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Thả "chà" là một "sáng tạo đặc biệt" của những ngư dân vùng bãi ngang từ bao đời nay.

Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.

Thực hiện dự án bảo tồn và phát triển gà đen, Trạm Khuyến nông huyện Mường Khương đã phối hợp với 40 hộ dân tại thị trấn Mường Khương triển khai mô hình.