Trồng Thanh Long Trên Vùng Cát Chí Công (Bình Thuận)

Nói đến vùng đất xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) người ta nghĩ ngay đến cái nắng nóng, khô hạn, khắc nghiệt. Nhưng thời gian gần đây vùng đất nghèo này được phủ bởi màu xanh của các cây trồng có giá trị kinh tế. Những vườn thanh long xanh tốt, bước đầu cho thu nhập cao đã minh chứng cho sự thay đổi đó.
Có mặt tại vùng đất cát dọc tuyến QL 1A, đoạn qua địa bàn xã Chí Công, vào những ngày cuối tháng 4, chúng tôi ghi nhận màu xanh của các vườn thanh long, dừa xiêm thái, chanh giấy hiện diện. Cách chuyển đổi giống cây trồng của một số người dân nơi đây làm thay đổi vùng đất được xem như nghèo khó nhất của huyện.
Tham quan, trao đổi mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình anh Trần Cao Thiều, ở thôn Thanh Tân, xã Chí Công, mới thấy cách làm khá mạo hiểm mà anh đã áp dụng trong hai năm qua.
Bao năm “vật lộn” với các cây hoa màu như đậu phụng, dưa hồng, củ cải, cà chua… nguồn thu chỉ tạm trang trải cuộc sống qua ngày. Mấy năm gần đây khi phong trào trồng thanh long nở rộ, lại có thu nhập cao gấp nhiều so với sản xuất hoa màu nên anh chuyển đổi trồng loài cây này.
Bằng số vốn của gia đình, cộng vay mượn người thân, vợ chồng anh đầu tư chuyển đổi 1 ha đất màu để trồng 1.000 trụ thanh long vào năm 2012. Trong đó 300 trụ thanh long ruột trắng đã cho thu hoạch vụ đầu tiên khá hiệu quả và 700 trụ thanh long ruột đỏ gần một năm đang phát triển tốt.
“Khi chuyển đổi trồng thanh long, gia đình cũng không tin gì lắm, vì vùng đất cát nắng hạn, khô hanh chưa ai dám làm. Nhờ chịu khó chăm sóc, thanh long sau khi trồng phát triển đều, gia đình yên tâm”, anh Trần Cao Thiều nói.
Ở vùng đất cát khô hạn, nguồn nước tưới rất khó, chính vì vậy khi trồng thanh long, cứ mỗi trụ anh trộn hai xe rùa đất bùn vào bên dưới gốc. Nhờ đó khi tưới nước, đất có độ ẩm và giữ nước tốt, giúp cây thanh long bén rễ và phát triển mạnh.
Bên cạnh đó anh bỏ ra hàng chục triệu đồng để đào giếng lấy nước, đầu tư hệ thống tưới phun sương tự động dọc theo các hàng thanh long để tiết kiệm nước, công chăm sóc, chi phí thuê mướn nhân công. Hiện vườn thanh long ruột đỏ sinh trưởng, phát triển gần một năm, đã bắt đầu cho trái, nhưng anh cắt bỏ để đảm bảo cho dây sinh trưởng, sang năm mới cho trái đồng loạt.
“Khi chuyển đổi đất cát để trồng thanh long đòi hỏi vốn đầu tư khá cao, trung bình 150.000 đồng/trụ nên người dân còn chưa mạnh dạn áp dụng.
Hiện quỹ đất cát sản xuất của thôn còn khá nhiều. Trong 2 năm trở lại đây, người dân đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi hơn 20 ha đất cát sang trồng thanh long, trong đó thanh long ruột đỏ chiếm khá nhiều, một số vườn đã cho thu hoạch một vài vụ rất hiệu quả”, anh Thiều cho biết.
Related news

Huyện Sơn Động có hơn 68,5 nghìn ha đất lâm nghiệp (đất có rừng và chưa có rừng). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 38 nghìn ha gồm rừng gỗ, rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa. 18.657,7/38.188,2 ha đã được quy hoạch thành rừng sản xuất. Đây cũng là diện tích rừng bị xâm hại nhiều nhất năm qua.

Tưởng như vùng chè ở xã miền núi Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) không còn đất sống, thế nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi cây chè được quan tâm, đầu tư. Sau sáu năm, hầu hết diện tích chè ở đây chuyển đổi cây trồng và phương thức canh tác truyền thống sang áp dụng tiêu chuẩn GAP, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.Từ một xã nghèo nhất huyện Yên Thế, nhờ cây chè mà Xuân Lương đang từng bước chuyển mình.

Ngoài 2 thị trường mới cho xuất khẩu thanh long năm 2015 mà Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật thông báo là Newzealand và Úc, một doanh nghiệp Bình Thuận cũng đang đưa thanh long vào thị trường Ấn Độ với chiều hướng triển vọng, mỗi tuần xuất 1 container.

Đến nay, vườn ca cao của hộ gia đình bà Thu đã thu hoạch trái được hơn 2 năm. Mỗi năm được hai mùa trái, với diện tích là 1,5 ha, trồng được 1.400 cây ca cao, sản lượng hạt ca cao khô đạt rất cao trung bình mỗi vụ đều đạt khoảng gần 1,3 tấn/vụ, giá ca cao khô hiện tại là 58 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí gia đình bà lãi được khoảng 120 triệu đồng/năm.

Ông Lê Văn Tẩu, ở ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, trồng 1,5ha dưa lê cho biết: Trồng dưa lê chỉ 2,5 tháng là thu hoạch, chi phí đầu tư thấp do ít sâu bệnh, sản phẩm làm ra được Cty Hồng Huế (Tiền Giang) và Cty Hoàng Vinh (TP.HCM) bao tiêu với mức giá ổn định từ 6.000 -10.000đ/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi gần 200 triệu đồng.