Trồng thanh long trên đất đồi rừng

Đến thăm vườn thanh long ruột đỏ nhà ông Nguyễn Đình Long và bà Nguyễn Thị Vỹ, thôn Tam Phú, xã Vân Trục, có quy mô 1.500 trụ thanh long.
Bà Vỹ cho biết, trước đây, vườn nhà trồng cây chè, nhãn, na dai, sắn, vải thiều… nhưng đều “thua” thanh long.
Hiện gia đình còn thuê 5.000m2 đất ở xã Xuân Hòa bên cạnh để trồng thêm 6.000 trụ.
Tổng đầu tư vào hai vườn cây thanh long hơn một tỷ đồng, trong đó dự án của tỉnh hỗ trợ 50%.
Dự kiến năm 2015, hai vườn thanh long nhà bà thu được khoảng 1 đến 1,5 tỷ đồng từ bán giống và quả.
Trước sự phát triển tự phát nhanh chóng của cây thanh long ruột đỏ ở xã Vân Trục, năm 2010, UBND huyện Lập Thạch đã xây dựng đề án trình UBND tỉnh hỗ trợ giống, trụ xi-măng để mở rộng diện tích lên 70 ha (vào năm 2013) thanh long trên địa bàn.
Ngày 29-10-2010, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án thí điểm trồng thanh long ruột đỏ tại huyện Lập Thạch, với tổng diện tích trồng thử nghiệm 60 ha tại ba xã Vân Trục, Xuân Hòa và Ngọc Mỹ.
Dự án hỗ trợ 100% số cây giống, 100% số tiền tập huấn kiến thức kỹ thuật, 50% giá trị làm trụ xi-măng, với mức 9.000 đồng/hom giống và 100 nghìn đồng/trụ xi-măng.
Trong ba năm 2011 - 2013, dự án đã hỗ trợ gần 15 tỷ đồng cho nhân dân trồng thanh long ruột đỏ.
Đến ngày 9-8-2013, UBND tỉnh có Quyết định số 2105-QĐ/CT cho phép thành lập “Hội sản xuất thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch”.
Ngày 2-2-2015, cây thanh long ruột đỏ của huyện Lập Thạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Đây là cơ sở để thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch có sức sống lâu bền.
Có thể bạn quan tâm

Trong tháng 8, các tỉnh phía Bắc, Nam Trung bộ và Nam Bộ sản lượng đánh bắt tăng khá và được mùa do thời tiết biển tương đối thuận lợi, nhiều tàu thuyền bám biển dài ngày, các loài đánh bắt chủ yếu là nhuyễn thể, cá thu, cá nục, cá hồng, cá cơm….

Hiện nay, bà con dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn đang trồng và nhân rộng giống rau bò khai trong các vườn rừng. Ðây là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh, đến cuối tháng 8/2014, các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành đã thu hoạch được gần 30.000 tấn tôm thương phẩm, đạt 109% kế hoạch năm, tăng hơn 6.000 tấn so với cả vụ nuôi năm 2013.

Trước mắt, TT KKN phối hợp với thanh tra 3 Sở NN-PTNT: Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long trực tiếp kiểm tra các đại lý buôn bán phân bón hữu cơ (vi sinh, sinh học, khoáng), phân hữu cơ khoáng, phân bón lá, sau đó lấy mẫu đem về trung tâm phân tích chất lượng cũng như giám sát tại chỗ nội dung bao bì quảng cáo.

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Nam phối hợp với trung tâm Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Kỹ thuật Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố Tam Kỳ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng trên sông Tam Kỳ.