Trồng Thanh Long Thu Nhập Cả Trăm Triệu Đồng
Gia đình ông Phan Văn Dụ, ở thôn Hạ Trang, xã Bát Trang (An Lão - Hải Phòng) là một trong những điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Với hơn 3 sào vườn trồng 300 gốc thanh long, mang lại thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.
Cũng như nhiều người dân ở xã Bát Trang, trước đây gia đình ông Dụ trồng trên 200 gốc vải trong vườn. Tuy nhiên, sau một thời gian, vải được trồng ồ ạt dẫn đến tình trạng “khủng hoảng thừa”, được mùa mất giá liên tiếp xảy ra. Năm 2010, khi cây vải không còn đem lại lợi nhuận, ông bàn bạc với gia đình chặt bỏ, tìm hướng phát triển kinh tế mới. Sau nhiều lần tham quan các mô hình sản xuất giỏi trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận, ông thấy nhiều nơi trồng thanh long ruột đỏ cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng vải.
Ông Dụ mua vài cành đem về trồng thử. Thật bất ngờ, cây thanh long phát triển tốt, ra nhiều hoa và đậu quả, hương vị thơm ngon, mát chẳng kém gì quả thanh long bán trên thị trường. Nhận thấy hiệu quả từ cây thanh long, ông mạnh dạn đầu tư trồng 50 gốc thanh long. Ban đầu, không ít người ái ngại cho ông, bởi đây là giống cây mới, chỉ phù hợp với khí hậu nóng, trồng ngoài Bắc chắc gì đã cho thu hoạch.
Song bằng ý chí quyết tâm, ngay năm đó ông Dụ mở rộng diện tích trồng tổng cộng 300 gốc thanh long. Trong quá trình trồng và chăm sóc vườn cây, ông không ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, tự tìm ra quy trình chăm sóc. Biết đặc thù cây thanh long ưa ánh sáng, ông đầu tư hàng triệu đồng mắc giàn đèn thắp sáng rải khắp vườn. Ngoài ra, ông còn kết hợp với cán bộ bảo vệ thực vật của xã nghiên cứu, pha chế kết hợp nhiều loại thuốc trừ sâu để phun diệt hiệu quả loài kiến hại lúc thanh long đang giai đoạn ra hoa kết quả.
Năm đầu, cây thanh long trong vườn của gia đình ông bói quả và thu hoạch được hơn 7 tạ, bán với giá 15 nghìn đồng/kg, thu gần chục triệu đồng. Năm thứ 2, từ tháng 4 đến tháng 8, cây ra quả cho thu hoạch 6 lứa với sản lượng 2,2 tấn quả, bán với giá 20 nghìn đồng/kg, thu gần 50 triệu đồng.
Qua gần 3 năm trồng, chăm sóc, ông Dụ cho biết cây thanh long có thời gian thu hoạch kéo dài và thị trường đầu ra thuận lợi nên người trồng chủ động trong tiêu thụ, không sợ tư thương ép giá như quả vải. Đây cũng là hướng phát triển kinh tế mới của người dân trong xã Bát Trang, góp phần tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều hộ nông dân ở ấp 3, xã Tân Thành (Bù Đốp - Bình Phước) đang phất lên nhờ kết hợp trồng tiêu và nuôi dê. Với lợi thế vốn đầu tư ít, dê thương phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nên mô hình này đang được nhân rộng.
Mít Long Khánh (Đồng Nai) từ lâu không còn xa lạ với giới “sành cây trái” nữa. Từ Long Khánh, những trái mít ngọt thơm đã đi khắp các tỉnh, thành. Những lúc vào mùa thu hoạch mít rộ nên con đường chính từ xã Bình Lộc, Bảo Quang ra thị xã tấp nập xe ra vào chở mít.
Cùng với những sản phẩm nổi tiếng như gà đồi, chè sạch, mật ong hoa rừng Yên Thế (Bắc Giang) sản xuất tại CLB nuôi ong xã Hồng Kỳ được nhiều người biết đến bởi ưu thế đặc sánh, sạch, thơm tinh khiết.
Nếu thời tiết thuận lợi, gia đình anh sẽ thu hoạch được khoảng 4,5 - 5tấn xoài, nếu giá bán bình quân trong dịp tết từ 25 - 30 ngàn đồng/kg đối với xoài Cát Chu; từ 75 - 80 ngàn đồng/kg xoài cát Hòa Lộc thì gia đình anh thu nhập khoảng trên 40 triệu đồng.
Mỗi năm, khi nước lũ rút dần, những bãi bồi ven sông, kênh lại được phủ thêm lớp phù sa màu mỡ. Đó cũng là lúc nghề ươm cây con khởi động. Cây con được cung ứng cho các nhà vườn với đủ chủng loại, không chỉ quan trọng về số lượng mà còn quyết định chất lượng của “những mùa vàng” vào dịp cuối năm.