NAFIQAD đã ủy quyền cho các cơ quan vùng cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Trước đó, ngày 17/12/2014, sau khi nhận được phản ánh từ DN về việc xem xét hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận và thời gian cấp lại Giấy chứng nhận ATTP kể từ khi đã được đoàn của NAFIQAD kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo ATTP cơ sở đang bị kéo dài khiến DN phải mất nhiều thời gian, gặp bất cập trong quá trình chờ đợi, liên lạc với Cục để nhận giấy này, ngày 17/12/2014, VASEP đã gửi Công văn số 231/2014/CV-VASEP gửi NAFIQAD đề nghị Cục xem xét về việc này. Đồng thời kiến nghị Cục ủy quyền thực hiện nhiệm vụ này cho các Cơ quan Vùng của Cục, đồng thời bố trí nguồn lực cụ thể và công khai trên hệ thống để DN biết và tiện liên hệ khi cần thiết.
Theo Điều 11, Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT (TT48) quy định về thời gian xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP: (1) Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của Cơ sở, CQ kiểm tra, chứng nhận phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định; và (2) Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, CQ kiểm tra, chứng nhận thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại Cơ sở nhưng không muộn quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”. Theo Điều 17, TT48 quy định về xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định và cấp GCN: ”Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thẩm định, CQ kiểm tra, chứng nhận thẩm tra Biên bản kiểm tra, thẩm định và thông báo KQ tới Cơ sở…”.
Tuy nhiên, các DN phản ánh, quy định TT48 như trên nhưng thực tế khi DN đã được kiểm tra, đánh giá điều kiện sản xuất nhưng phải chờ 1 - 2 tháng sau vẫn chưa nhận được GCN, trong khi GCN cũ đã hết hạn hoặc gần tới ngày hết hạn. Mặc dù, DN đã cố gắng bằng nhiều hình thức liên lạc với cơ quan có thẩm quyền là NAFIQAD nhưng không có kết quả hoặc không liên lạc được.
Sau khi nhận được CV231 của VASEP, ngày cuối cùng của năm 31/12/2014, NAFIQAD đã có công văn số 3066/QLCL-CL1 trả lời Hiệp hội về vấn đề này, trong đó có nêu lý do của việc chậm chễ cấp GCN là do nhiều cơ sở không tuân thủ thời gian đăng ký cấp giấy trước 6 tháng tính tới này giấy hết hạn. Hơn nữa, do Cục thực hiện gửi giấy qua đường bưu điện (thư thường) nên bị thất lạc, thời gian bị kéo dài. Nhưng theo đề nghị của một số DN, Cục đã thực hiện gửi GCN theo hình thức chuyển phát nhanh, thư đảm bảo hoặc DN có thể ủy quyền cho người/đơn vị đại diện tại Hà Nội tới trực tiếp nhận giấy.
Ngày 06/01/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 08/QĐ-TTg (QĐ 08) ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2015. Mục tiêu: đơn giản hóa và cắt giảm tối thiểu 25% chi phí tuân thủ đối với 13 nhóm TTHC, trong đó có nhóm TTHC XNK thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng, khai thác, NK nguyên liệu, chế biến đến XK.
Ngày 12/3/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP (NQ 19) về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2015 – 2016. Với yêu cầu cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ XNK, phù hợp thông lệ quốc tế, chuyển mạnh sang hậu kiểm. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao chỉ đạo giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT.
Ngày 05/6/2015, VASEP tiếp tục gửi công văn số 86/2015/CV-VASEP (CV86) kiến nghị Tổng cục Thủy sản (Tổ công tác 367) và Vụ Pháp chế - Bộ Nông nghiệp và PTNT là đầu mối được Bộ giao nhiệm vụ, xem xét và đưa các kiến nghị sửa đổi quy định tại Điều 5, TT48 theo hướng đơn giản hóa hơn nữa thủ tục cấp GCN ATTP cho DN. Trong đó, bao gồm cả việc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ này cho các Cơ quan Vùng của Cục, đồng thời bố trí nguồn lực cụ thể và công khai trên hệ thống để DN biết và tiện liên hệ khi cần thiết. Đây là nội dung quan trọng mà VASEP đã kiến nghị NAFIQAD tại CV231 hồi tháng 12/2014. Thực hiện đúng theo quy định về thời gian xử lý hồ sơ Xác nhận kiến thức ATTP theo quy định tại Điều 11, Thông tư liên tịch số 13/2014 và cấp lại GCN theo quy định tại Điều 11 và Điều 17, TT48.
Sau khi nhận được CV86 của VASEP, NAFIQAD đã gửi CV1738 cho biết, Cục đã gửi CV số 1777 ủy quyền cho các cơ quan vùng thực hiện kiểm tra, cấp GCN ATTP nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính cho DN.
Có thể bạn quan tâm
Cận tết, nhiều người đổ xô về vùng quê để “săn” gà nòi. Họ chủ yếu tìm gà nòi đá trong dịp Tết hoặc bán lại cho những tay đá gà chuyên nghiệp ở TP Hồ Chí Minh lấy lời. Nhiều người dân “thức thời” nuôi gà nòi để cận Tết “xuất chuồng” và chỉ cần vài con gà chiến là bán đủ tiền tiêu xài trong dịp Tết.
Với nhiều người, sau mỗi ngày làm việc vất vả thì không có gì thú vị hơn việc được nhâm nhi tách trà nóng, mạn đàm chuyện thế thái nhân tình và ngắm cảnh sắc thiên nhiên thu gọn trong những chậu cảnh muôn hình vẻ… Cũng từ cây cảnh, nhiều người đã kiếm bộn tiền.
Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 30 tháng 01 năm 2015 - Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Spotlight chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản suất thức ăn chăn nuôi. Nhà máy tọạ lạc trên diện tích 3 ha tại KCN Cái Mép, xã Tân Phước, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tổng công suất nhà máy là 150.000 tấn/năm. Trong đó, thức ăn chăn nuôi 100.000 tấn/năm và thức ăn thuỷ sản là 50.000 tấn/năm. Với tổng chi phí đầu tư khoảng 12.5 triệu USD, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong năm 2016.
Sáu giờ, nhiều ngư dân vội vã chèo thúng chai vào bờ để kịp giao những con tôm hùm trắng còn búng tanh tách cho thương lái để bán lại cho các bè ươm nuôi tôm hùm thương phẩm. Cảnh mua bán nhộn nhịp diễn ra ngay trên bờ biển. Thương lái nhẹ nhàng đếm từng con tôm hùm trắng và trả tiền ngay cho ngư dân.
Theo Tổng cục Thủy sản, ước tổng sản lượng thủy sản tháng 1/2015 đạt 413.000 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 225.000 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng nuôi trồng tháng 1 đạt 188.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2014.