Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn GAP

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn GAP
Ngày đăng: 03/12/2013

Từ tháng 6.2013 đến nay, Trạm khuyến nông huyện Hoà Thành (Tây Ninh) đã thực hiện điểm trình diễn “thâm canh thanh long ruột đỏ theo GAP” tại vườn của 2 hộ nông dân ở xã Trường Đông.

Nhằm định hướng cho bà con nông dân trồng nông sản sạch theo tiêu chuẩn GAP, từ tháng 6.2013 đến nay, Trạm khuyến nông huyện Hoà Thành đã thực hiện điểm trình diễn “thâm canh thanh long ruột đỏ theo GAP” tại vườn của 2 hộ nông dân ở xã Trường Đông.

Ông Dương Văn Cuôn - ngụ ấp Trường Ân, xã Trường Đông trồng khoảng 1 ha thanh long ruột đỏ trên đất ruộng hơn 2 năm nay. Do mới trồng chưa có kinh nghiệm nên năng suất không cao lại tốn phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh.

Được Trạm khuyến nông huyện chọn làm điểm trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật đồng thời hỗ trợ 30% vật tư gồm urê, lân, kali, phân hữu cơ sinh học và thuốc bảo vệ thực vật trên diện tích 0,5 ha, bước đầu ông Cuôn hiểu được quy trình sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GAP.

Trong suốt quá trình chăm sóc, cán bộ Trạm khuyến nông huyện xuống tận vườn hướng dẫn kỹ thuật bón phân và xử lý ra hoa, đặc biệt là chủ động phòng trừ sâu bệnh đúng cách, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch.

Qua 6 tháng thực hiện, diện tích 0,5 ha thực nghiệm cho kết quả tốt, thu được trên 5 tấn trái và bán được giá 16.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi 62 triệu đồng, cao hơn so với cách ông thường làm trước đây, sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, an toàn cho người sử dụng và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ông Nguyễn Văn Hồng, ngụ cùng xóm với ông Cuôn cũng được hỗ trợ áp dụng quy trình này và đã thu lãi được 60 triệu đồng, sau khi trừ tất cả chi phí. Ông cho biết, thanh long ruột đỏ trồng theo tiêu chuẩn GAP cũng rất dễ, chi phí ít nhưng hiệu quả kinh tế cao, 1 năm có thể cho ra 3 – 4 đợt trái.

Tuy nhiên, do giá cả không ổn định nên ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của bà con. Mong muốn của bà con nông dân ở đây là thành lập tổ hợp tác để nhiều người mở rộng quy mô, diện tích đất sản xuất và phát triển giống cây thanh long này đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Bạc Liêu trúng vụ ruốc biển Ngư dân Bạc Liêu trúng vụ ruốc biển

Những ngày qua, ngư dân thuộc các xã, phường và thị trấn ven biển Bạc Liêu như: Phường Nhà Mát (TP. Bạc Liêu); xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình); thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) bước vào mùa khai thác ruốc biển.

09/10/2015
Sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 299,78 tấ Sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 299,78 tấ

Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh Cao Bằng ước đạt 299,78 tấn, bắng 100,16% so với cùng kỳ năm 2014.

09/10/2015
Hội nghị giao ban về nuôi trồng thủy sản tại huyện Cái Nước Cà Mau Hội nghị giao ban về nuôi trồng thủy sản tại huyện Cái Nước Cà Mau

Ngày 7/10 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị giao ban về nuôi trồng thủy sản (NTTS) tháng 9/2015 tại huyện Cái Nước, với chủ đề “sên vét đất, bùn cải tạo ao, đầm trong NTTS”.

09/10/2015
Tọa đàm phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi tại xã Vĩnh Hiệp Sóc Trăng Tọa đàm phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi tại xã Vĩnh Hiệp Sóc Trăng

Sáng ngày 07-10, tại xã Vĩnh Hiệp (Vĩnh Châu, Sóc Trăng), Chi cục Thú y tổ chức buổi tọa đàm phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi, tìm giải pháp hạn chế dịch bệnh trên tôm. Đông đảo nông dân trên địa bàn xã đến tham dự.

09/10/2015
Hậu cần nghề cá Vàm Láng Tiền Giang Hậu cần nghề cá Vàm Láng Tiền Giang

Thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có hơn 70% dân số sinh sống bằng nghề đánh bắt, chế biến thủy - hải sản, trong đó dịch vụ hậu cần nghề cá là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nghề khai thác thủy sản ở đây phát triển toàn diện và bền vững.

09/10/2015