Quảng Trị Được Mùa Nhất Từ Trước Đến Nay

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị Nguyễn Văn Bài cho biết, vụ đông xuân năm nay sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Trị được mùa nhất từ trước đến nay. Năng suất bình quân đạt hơn 55 tạ/ha, tăng 2-3 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước.
Hầu hết các địa phương đều được mùa, trong đó các huyện đồng bằng có năng suất lúa cao như Hải Lăng đạt bình quân hơn 60 tạ/ha; Triệu Phong 58 tạ/ha; TP Đông Hà 57 tạ/ha; Gio Linh và Vĩnh Linh 56 tạ/ha...
tổng diện tích gieo cấy lúa nước hơn 24.250 ha, vụ đông xuân năm nay, toàn tỉnh Quảng Trị đạt hơn 130 nghìn tấn lúa.
Theo ông Nguyễn Văn Bài, năng suất lúa cao là nhờ thời tiết tương đối thuận lợi, bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu bộ giống phù hợp và kịp thời phòng trừ các loại sâu bệnh.
Hiện, nông dân các địa phương trong tỉnh đồng loạt xuống đồng thu hoạch với tinh thần khan trương, lúa chin đến đâu gặt nhanh đến đó và triển khai ngay khâu làm đất để kịp giao cấy lúa vụ hè thu. Dự kiến, đến khoảng 26/5, toàn tỉnh sẽ thu hoạch xong vụ lúa đông xuân, sớm hơn so với các vụ lúa đông xuân trước khoảng 10 ngày.
Đến nay, huyện Hải Lăng đã thu hoạch hơn 97% diện tích trong tổng số 6.850 ha, với các giống lúa chủ yếu là Khang dân, HC95, HT1, đặc biệt các giống lúa mới như Bồ đề 688X2, RVT, AC5 cho năng suất cao hơn 65 tạ/ha. Ước tính năng suất lúa toàn huyện đạt hơn 60 tạ/ha. Một số xã trọng điểm như Hải Quế đạt 70 tạ/ha, Hải Dương 66 tạ/ha.
Vụ đông xuân năm nay, bên cạnh các giống lúa cũ có năng suất, chất lượng cao như HC95, HT1, XI23, P6... các địa phương ở tỉnh Quảng Trị đã đưa vào sản xuất một số giống lúa mới như RVT, Thiên Ưu 8, Trân Châu hương, Hoa Ưu 109, Bồ Đề 688X2... cho năng suất cao.
Có thể bạn quan tâm

Khoai lang là loài cây dễ trồng, đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Sản phẩm khoai lang sản xuất ra không chỉ sử dụng cho tiêu dùng như một loại rau sạch, làm lương thực và làm quà mà còn thân thiện với môi trường và sức khoẻ của con người. Ngoài ra, khoai lang còn là nguyên liệu phục vụ cho công nghệ chế biến công nghiệp hiện nay như: chips, miến...

Vào thời điểm này, tại xã Việt Tiến huyện Việt Yên phần lớn bà con nông dân đã thu hoạch xong cà chua bi vụ đông để bước vào vụ mới nhưng còn một số hộ vẫn giữ lại cây cà chua bi để tận dụng thu hoạch nốt lứa quả cuối cùng. Bởi họ nhận thấy rằng thu được vài tạ quả lúc cuối vụ có giá trị kinh tế bằng cả một vụ lúa.

Trên một cánh đồng, nông dân cấy cùng một loại giống lúa, cùng một thời điểm và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu giống, vật tư phân bón, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa sản xuất và công tác quản lý đồng ruộng nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm hợp lý, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị trên 1ha đất canh tác – đó chính là mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã và đang được triển khai thực hiện có hiệu quả tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng với quy mô 50 ha. Đây là cánh đồng mẫu đầu tiên trong tỉnh nhằm tạo ra một "cuộc cách mạng" trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là cuộc vận động đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, các cấp Hội Nông dân thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò trách nhiệm của hội trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.

Những ngày này, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong (Hiệp Hoà- Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa cái rét đậm cuối năm mang lại niềm vui cho người dân nơi đây.