Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn GAP
Từ tháng 6.2013 đến nay, Trạm khuyến nông huyện Hoà Thành (Tây Ninh) đã thực hiện điểm trình diễn “thâm canh thanh long ruột đỏ theo GAP” tại vườn của 2 hộ nông dân ở xã Trường Đông.
Nhằm định hướng cho bà con nông dân trồng nông sản sạch theo tiêu chuẩn GAP, từ tháng 6.2013 đến nay, Trạm khuyến nông huyện Hoà Thành đã thực hiện điểm trình diễn “thâm canh thanh long ruột đỏ theo GAP” tại vườn của 2 hộ nông dân ở xã Trường Đông.
Ông Dương Văn Cuôn - ngụ ấp Trường Ân, xã Trường Đông trồng khoảng 1 ha thanh long ruột đỏ trên đất ruộng hơn 2 năm nay. Do mới trồng chưa có kinh nghiệm nên năng suất không cao lại tốn phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh.
Được Trạm khuyến nông huyện chọn làm điểm trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật đồng thời hỗ trợ 30% vật tư gồm urê, lân, kali, phân hữu cơ sinh học và thuốc bảo vệ thực vật trên diện tích 0,5 ha, bước đầu ông Cuôn hiểu được quy trình sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GAP.
Trong suốt quá trình chăm sóc, cán bộ Trạm khuyến nông huyện xuống tận vườn hướng dẫn kỹ thuật bón phân và xử lý ra hoa, đặc biệt là chủ động phòng trừ sâu bệnh đúng cách, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch.
Qua 6 tháng thực hiện, diện tích 0,5 ha thực nghiệm cho kết quả tốt, thu được trên 5 tấn trái và bán được giá 16.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi 62 triệu đồng, cao hơn so với cách ông thường làm trước đây, sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, an toàn cho người sử dụng và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ông Nguyễn Văn Hồng, ngụ cùng xóm với ông Cuôn cũng được hỗ trợ áp dụng quy trình này và đã thu lãi được 60 triệu đồng, sau khi trừ tất cả chi phí. Ông cho biết, thanh long ruột đỏ trồng theo tiêu chuẩn GAP cũng rất dễ, chi phí ít nhưng hiệu quả kinh tế cao, 1 năm có thể cho ra 3 – 4 đợt trái.
Tuy nhiên, do giá cả không ổn định nên ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của bà con. Mong muốn của bà con nông dân ở đây là thành lập tổ hợp tác để nhiều người mở rộng quy mô, diện tích đất sản xuất và phát triển giống cây thanh long này đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Related news
Năm 2013 đánh dấu thắng lợi của các mô hình nuôi tôm công nghiệp trên cát tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) với năng suất trung bình lên tới 17 - 18 tấn/ha/vụ, với tổng sản lượng đạt hơn 200 tấn.
Năm 2014, nông dân trồng sầu riêng, chôm chôm ở Long Khánh sẽ bán trực tiếp sản phẩm của mình vào Siêu thị Aeon Nhật Bản với mức giá cao và ổn định.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Hòe nói bên cạnh niềm vui được cho là “ngoài dự báo” của Vasep, hiệp hội này cũng lo ngại về sự tăng trưởng “nóng” cả diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng.
Hiện nay, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân thu được hiệu quả kinh tế cao. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án khoa học để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Những năm gần đây, nhờ phát triển mô hình nuôi ếch kết hợp thả cá nên nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) từng bước cải thiện kinh tế, ổn định thu nhập gia đình. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn khá mới, người dân tự phát mở rộng diện tích thả nuôi, nên trong quá trình sản xuất còn gặp khó khăn và rủi ro cao.