Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Đồng Tháp

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Đồng Tháp
Ngày đăng: 14/05/2012

Nhiều nhà vườn ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, thanh long ruột đỏ là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, dễ tiêu thụ, cho năng suất và giá trị kinh tế cao.

Bắt đầu trồng thanh long ruột đỏ từ năm 2009, với 100 trụ đá trên diện tích 1.000 m2, sau thời gian 8 tháng ông Huỳnh Văn Nhuận - ấp Thới Mỹ 1, xã Vĩnh Thới đã bắt đầu thu hoạch với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, cao gấp 4 lần so với thanh long ruột trắng. Ông cho biết, hiện nay vườn thanh long ruột đỏ của ông đã được Công ty Xuất nhập khẩu Tiền Giang bao tiêu sản phẩm trong thời gian 10 năm, với giá 25.000 đồng/kg đối với trái từ 350 - 490 gram và giá 30.000 đồng/kg đối với trái từ 500 gram trở lên.

Hiện tại 100 trụ thanh long ruột đỏ của ông Nhuận đang cho trái, trung bình 2 trái/kg, mỗi trụ cho 15 kg trái/năm, sau khi trừ chi phí ông thu lãi khoảng trên 30 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông Nhuận còn cung cấp cây giống cho bà con trong huyện, việc bán cây giống mỗi năm cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng.

Ông Nhuận cho biết, giống thanh long ruột đỏ khi trồng cần lưu ý chọn trụ đá cao 2 m, với điều kiện đất trống có nhiều nắng, tạo thuận lợi quang hợp cho cây, thời gian thanh long cho trái khoảng 8 - 10 tháng. Là loại cây trồng không kén chọn đất, trên đất khô cằn, kém dinh dưỡng cây vẫn phát triển tốt, do vậy việc cải tạo diện tích vườn tạp, lợi nhuận kinh tế thấp để trồng thanh long ruột đỏ là cách làm phù hợp chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương.

Tuy nhiên, để có thể phát triển mô hình này rộng rãi hơn thì cần có định hướng quy hoạch rõ ràng, phù hợp với địa phương và quy luật cung cầu, tránh tình trạng sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ.

Theo đánh giá của một số người tiêu dùng, thanh long ruột đỏ có vị ngọt dịu, quả có màu sắc hấp dẫn, có hàm lượng dinh dưỡng cao... Hiện nay, thị trường trong nước và nước ngoài đang rất ưa chuộng.

Có thể bạn quan tâm

Châu Phú (An Giang) Với Nghề Trồng Nấm Đem Lại Hiệu Qủa Kinh Tế Cao Châu Phú (An Giang) Với Nghề Trồng Nấm Đem Lại Hiệu Qủa Kinh Tế Cao

Trong đó trồng nấm bào ngư, nấm mèo là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, địa phương đang nhân rộng mô hình này, bước đầu đã đem lại tín hiệu khả quan cho nghề trồng nấm ở một số xã trên địa bàn huyện.

28/07/2014
Thúc Đẩy Sản Xuất, Tiêu Thụ Nông Sản Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Thúc Đẩy Sản Xuất, Tiêu Thụ Nông Sản Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 5-8, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

06/08/2014
Lâm Đồng Xác Định Nguyên Nhân Khiến Cà Phê Rụng Trái Lâm Đồng Xác Định Nguyên Nhân Khiến Cà Phê Rụng Trái

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, hiện cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng cà phê rụng trái bất thường tại xã Tam Bố (huyện Di Linh) trong thời gian gần đây.

28/07/2014
Huyện Như Thanh Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Đồi Rừng Huyện Như Thanh Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Đồi Rừng

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo để nhân dân phát triển kinh tế đồi rừng, đưa kinh tế đồi rừng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ vậy, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

06/08/2014
Đông Anh (Hà Nội) Tạo Đột Phá Từ Cơ Giới Hóa Đông Anh (Hà Nội) Tạo Đột Phá Từ Cơ Giới Hóa

Xác định đưa cơ giới hóa vào sản xuất là động lực để hiện đại hóa nền nông nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, huyện Đông Anh (Hà Nội) quyết tâm ứng dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa, từng bước giúp người dân nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập.

28/07/2014