Anh hùng Hồ Quang Cua thành công sản lượng, gạo Việt thua đau

Tiến sĩ, Anh hùng lao động Hồ Quang Cua, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Sóc Trăng,
Nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng đã chia sẻ như vậy trước câu chuyện gạo Việt nhiều lần thất thế trên thị trường quốc tế.
Mê lúa thơm và quyết khôi phục
Tiến sĩ anh hùng lao động Hồ Quang Cua từng là phó giám đốc Sở nông nghiệp PTNT tỉnh Sóc Trăng, sau khi về hưu đãà bắt tay vào nghiên cứu lai tạo các giống lúa thơm, dựng được một nhóm chuyên gia lành nghề, đưa ra thị trường các loại gạo ST nổi tiếng giúp hàng vạn hộ nông dân mưu sinh.
Tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt Trường ĐH Cần Thơ năm 1978, ông Hồ Quang Cua trở về quê nhà Sóc Trăng, làm việc tại Phòng Nông nghiệp H.Mỹ Xuyên, sau đó được đề bạt làm Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng.
Ngay từ khi còn ở cương vị lãnh đạo ông đã say mê với giống lúa thơm quê nhà.
"Tôi say mê với lúa thơm vì từng sống trong địa bàn trồng lúa mà người dân Sóc Trăng xưa vẫn hay gọi là gạo Bãi Xàu. T
ừ cả 100 năm trước gạo này đã xuất khẩu và nổi tiếng quốc tế, là giống lúa mùa rất ngon. Vì vậy tôi đã suy nghĩ tại sao không phục hồi gạo Bãi Xàu của năm xưa?", ông Cua nhớ lại.
Với mong muốn đó cùng với đam mê đó đến nay đã qua chặng đường hơn 20 năm, ông Cua dành nhiều công sức để phục hồi và xây dựng thương hiệu gạo thơm ST.
Ông cùng với các nhà khoa học đầu đàn như GS Võ Tòng Xuân, các cộng sự và bà con nông dân ở huyện lao vào công việc bất kể ngày đêm.
Trong suốt thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm đến năm 2013 đã có 21 giống ST. Riêng ST20, cho hạt gạo thon dài, cơm mềm dẻo, thơm hương dứa và hương cốm.
Ông Hồ Quang Cua chia sẻ, với giống lúa thơm này bán nhiều ở thị trường trong nước với giá rất cao (25.000 - 30.000/kg) tại TPHCM, Hà Nội và Cần Thơ tiêu thụ rất mạnh. Từ đây người dân được hưởng lợi rất nhiều.
"Hiện thị trường trong nước tiêu thụ mạnh nhưng phân khúc thị trường cao cấp trên thế giới doanh nghiệp Việt Nam chưa có uy tín
. Với giá cao 700 - 900 USD/tấn họ rất thận trọng. Vì vậy điều này đòi hỏi sự nỗ lực của cả phía doanh nghiệp khi phát triển thị trường", ông Cua chia sẻ.
TS Hồ Quang Cua với kỹ sư trẻ trên cánh đồng lai tạo.
Gạo Việt thất thế và góc nhìn của người nghiên cứu
Từng chứng kiến gạo Việt bị ép giá trong các phiên đấu thầu quốc tế cũng như tình trạng được mùa mất giá thường xuyên xảy ra ông Hồ Quang Cua lý giải chính là vì mải mê công việc trước mắt mà bỏ qua những việc lâu dài.
Theo ông Cua, trước đây sau khi chiến tranh kết thúc, nhân dân thiếu lương thực rất nhiều cho nên chủ trương của nhà nước là bằng mọi giá phải có đủ thóc gạo để cho dân được no, do vậy các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu và đã thành công về tăng việc năng suất lúa.
"Có lẽ chính sự thành công đó đã dẫn đến câu chuyện được mùa mất giá như ngày nay.
Các nhà khoa học Việt Nam đã lai tạo ra những giống lúa thu hoạch sớm, thích nghi với điều kiện tự nhiên nên tại Đồng bằng sông Cửu Long đã có sản lượng lương thực bứt phá.
Khi sản phẩm có thừa thì đương nhiên sẽ rẻ và nếu không khéo thì công lại biến thành tội, thành khuyết điểm", ông Cua lý giải.
Xét về tầm nhìn, ông Cua cho rằng nhà khoa học đã không tự chủ, không có hướng cho tương lai và các nhà quản lý cũng không có chỉ thị rõ ràng phải làm ra lúa chất lượng cao.
Mải mê đi theo sản lượng mà bỏ quên chất lượng trong khi thị trường ngày một thay đổi.
"Ngày nay lương thực đang dư thừa và được mùa mất giá là chuyện dễ hiểu.
Tôi vẫn đi theo con đường nghiên cứu không ngừng, vẫn tiếp tục cùng với anh em chọn tạo thêm giống lúa thơm chất lượng cao mới", ông Cua chia sẻ.
Không chỉ nghiên cứu, ông Cua còn cùng với doanh nghiệp nghiên cứu và hướng tới phát triển thị trường quốc tế.
"Tất cả các bước đi đều phải ăn khớp nhịp nhàng chứ một mình nhà khoa học thành công thì sản phẩm cũng không thể đứng vững trên thị trường và người dân không được hưởng lợi.
Phải xác lập quan hệ sản xuất mới mang tính bền vững cho chuỗi giá trị, và gạo thơm Sóc Trăng sẽ có ngày được nâng lên thành thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường thế giới", ông Cua tin tưởng.
Có thể bạn quan tâm

Khoai tây đang trở thành loại cây rau màu chủ lực đem lại thu nhập cao và là hướng phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Để sản xuất khoai tây phát huy hiệu quả trên từng diện tích canh tác, việc sử dụng nguồn khoai giống có chất lượng, bảo đảm đóng vai trò hết sức quan trọng.

Để giúp người trồng bắp đạt năng suất và hiệu quả cao, vụ Đông Xuân 2013-2014, các xã Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam, Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa (Long An) đã triển khai thực hiện mô hình liên kết sản xuất, cung ứng và bao tiêu sản phẩm với Công ty Ecofarm với tổng diện tích 52ha; trong đó, xã Mỹ Hạnh Bắc có 32ha.

Nhằm khuyến khích người nông dân sản xuất rau an toàn, từ tháng 3 năm 2013, TP.Sóc Trăng đã vận động 13 nông hộ trồng rau ở khóm 6, phường 4 tham gia mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích ban đầu là 2,1 ha, đây là dự án điểm do Liên đoàn đô thị Canada tài trợ.

Cây khoai môn sáp vàng đã gắn bó với người dân xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) gần 10 năm nay. Hiện nay, toàn xã Lộ 25 có trên 10 hécta với trên 30 hộ trồng khoai môn sáp vàng, tập trung chủ yếu ở ấp 1, ấp 2 và ấp 5. Đây là đất trồng bắp và các loại rau màu trước đây được người dân chuyển đổi sang trồng môn sáp vàng.

Vụ Đông xuân này, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) gieo sạ khoảng 8.800ha lúa, trong đó có 2.200ha lúa thơm Jasmine 85. Đây là lúa có giá trị kinh tế cao nhưng dễ nhiễm rầy nâu, vụ này rầy có lúc mật số tới 20.000 con/m2, nhưng ở những ruộng lúa thơm áp dụng công nghệ sinh thái “ruộng lúa bờ hoa” thì không bị sâu rầy mật số cao, lại trúng mùa.