Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu nhập khá nhờ bắt ốc bươu vàng mùa nước nổi

Thu nhập khá nhờ bắt ốc bươu vàng mùa nước nổi
Ngày đăng: 03/10/2015

Nhiều hộ dân chuyên bắt ốc bươu vàng trên địa bàn huyện Lai Vung cho biết, do thời tiết bất lợi dẫn đến năng suất lúa thấp nên một số cánh đồng không xuống giống lúa vụ 3 đã tạo điều kiện cho ốc bươu vàng phát triển khá mạnh.

Ông Nguyễn Thanh Được ngụ ấp Long Hòa, xã Long Hậu, huyện Lai Vung tâm sự:

“Gia đình tôi không có nhiều đất ruộng để canh tác, mùa nước thường rảnh rỗi. T

ranh thủ lúc này vợ chồng tôi đi bắt ốc bươu vàng kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày, một người có thể bắt được từ 70 - 100kg ốc bươu vàng. Từ việc bắt ốc, gia đình tôi kiếm khoảng hơn 200.000 đồng/ngày”.

Thời điểm này năm trước, giá ốc chưa qua sơ chế được các chủ vựa thu mua khá cao khoảng 2.500 - 3.000 đồng/kg, nhưng năm nay giá giảm chỉ còn 1.500 - 2.000 đồng/kg, cao nhất cũng chỉ được 2.500 đồng/kg.

Ốc bươu vàng đã qua sơ chế thì có giá khoảng 10.000 - 11.000 đồng/kg. Do đang là mùa nước nổi nên đây là môi trường khá thuận lợi để ốc bươu vàng phát triển, nên việc kiếm thu nhập khoảng 200.000 - 300.000 đồng/ngày đối với các hộ dân là dễ dàng.

Theo các chủ vựa ốc trên địa bàn huyện Lai Vung, ốc bươu vàng phần lớn được người dân các xã: Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước... mang ra bán.

Vựa chỉ việc gom hàng rồi mang đi TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ. Anh Phạm Huỳnh Đức - Chủ vựa thu mua ốc ngụ ấp Long Thành, xã Hòa Long cho biết:

“Chỗ của tôi thu mua ốc quanh năm nhưng hoạt động mạnh là vào nước nổi.

Cứ vào tháng 7 âm lịch, người dân các nơi lại tranh thủ bắt ốc mang lên bán tấp nập. Mỗi ngày, vựa tôi xuất bán đi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông 2 chuyến hàng, với khoảng 600 - 700kg/chuyến”.

Tại các cơ sở thu mua và sơ chế ốc bươu vàng, mùa này có thể thấy không khí mua bán rộn rã, từ khâu vận chuyển đến người lựa ốc, sơ chế, cân, đóng thùng. Mỗi cơ sở thu mua ốc bươu vàng có thể giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động.

Việc bắt ốc bươu vàng trên địa bàn huyện Lai Vung đã tạo điều kiện cho nông dân nghèo có việc làm thêm trong mùa nước nổi, thu nhập ổn định. 


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình Nông Dân Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình

Nhiều nông dân ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) chọn nuôi cá chình để phát triển kinh tế. Bởi cá chình dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn... Với giá từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, cá chình trở thành loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là đầu ra tương đối ổn định.

18/09/2013
Tiêu Chết Dần, Người Dân Thiệt Hại Nặng Tiêu Chết Dần, Người Dân Thiệt Hại Nặng

Gần đây, nhiều vườn hồ tiêu trên địa bàn Quảng Trị bị chết hàng loạt, thiệt hại lớn về kinh tế và gây tâm lý lo lắng cho người dân.

11/06/2013
Đà Lạt Có Cà Rốt Đạt Chuẩn Đà Lạt Có Cà Rốt Đạt Chuẩn

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng vừa hoàn thiện và chuyển giao “quy trình sản xuất cà rốt đẹp” cho nông dân các khu vực chuyên canh cà rốt như Trại Mát, Xuân Thọ (Đà Lạt) với tổng diện tích gieo trồng khoảng 2.000 ha/năm.

13/11/2012
Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang vừa triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 5 hecta tại hộ nuôi tôm Trần Văn Mừng, ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông.

18/09/2013
Ngưng Cấp Phép Tận Thu Cát Trong Ao Tôm Ở Trà Vinh Ngưng Cấp Phép Tận Thu Cát Trong Ao Tôm Ở Trà Vinh

Sau khi Báo SGGP có bài phản ánh “Ùn ùn bán đáy ao tôm… trả nợ”, ngày 21-5, UBND huyện Duyên Hải (Trà Vinh) có công văn chỉ đạo ngành chức năng tạm ngưng cấp phép cải tạo ao hồ tận thu cát trên địa bàn 2 xã Dân Thành và Trường Long Hòa, kiểm tra thực tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

24/05/2013