Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Thu Nhập Cao

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 28/06/2013

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Với diện tích đất trống xung quanh nhà, ông Tấn suy nghĩ phải trồng cây gì để không phí đất. Thời gian đầu, ông Tấn trồng các loại cây ăn trái như: xoài, ổi, mít… nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Cách đây gần 5 năm, tình cờ nghe tư vấn về trồng cây thanh long ruột đỏ, ông lặn lội đến xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, để mua cây giống, thời điểm đó, mỗi cây giống có giá 25.000 đồng.

Qua vài vụ thu hoạch, thấy rõ hiệu quả, ông Tấn mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng gần 500 gốc thanh long. Vì theo ông, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương hoàn toàn thích hợp với giống thanh long ruột đỏ.

Hiện nay, vườn thanh long bình quân mỗi năm cho thu hoạch trên 3 tấn quả, với giá bán tại địa phương 20.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu về trên 60 triệu đồng. Bên cạnh đó, mỗi năm ông còn bán trên 3.000 cây thanh long giống, mỗi cây 15.000 đồng. Như vậy, bình quân mỗi năm, vườn thanh long của ông cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Cùng với vườn thanh long, với diện tích đất sản xuất trên 1 ha, ông Tấn còn nuôi tôm quảng canh truyền thống, cua, cá… Như vậy, tính tất cả các khoản thu, mỗi năm cựu chiến binh này có từ 200-250 triệu đồng. Ông Tấn tin tưởng, tới đây các gốc thanh long này sẽ cho thu hoạch cao hơn nhiều so với hiện tại.

Ông Trần Văn Hương, Chủ tịch Hội CCB xã Việt Thắng, nhận xét, CCB xã Việt Thắng có nhiều mô hình, nhưng thực tế hiệu quả cao là mô hình của ông Tấn. Từ mô hình này, nhiều CCB trong xã học hỏi kinh nghiệm để phát triển kinh tế gia đình.

Điều đáng quý là, ông Tấn luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng thanh long với những ai có nhu cầu muốn làm kinh tế từ loại cây này. Theo ông Tấn, đây là loại cây dễ trồng, đầu tư không lớn, chăm sóc đơn giản, không sâu bệnh. Thanh long ra trái đều từ tháng 5-11 nên không bị áp lực đầu ra, bảo quản đơn giản, vận chuyển dễ dàng và để được lâu nên không sợ bị hỏng.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng từ mô hình nuôi chim cút ở vùng cát Triển vọng từ mô hình nuôi chim cút ở vùng cát

Là người đầu tiên đưa giống chim cút về nuôi ở vùng ven biển bãi ngang sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, mô hình nuôi chim cút của chị Lê Thị Mai Ly

09/02/2017
Làm chủ 3 cơ sở ương cá giống, lãi gần 1 tỷ đồng/năm Làm chủ 3 cơ sở ương cá giống, lãi gần 1 tỷ đồng/năm

Khởi nghiệp rất ít vốn nhưng nhờ sự kiên trì, không ngại khó, nông dân Nguyễn Quang Khôi ở Bắc Giang trở thành chủ 3 cơ sở ương cá giống cho lãi khá.

10/02/2017
Hà Nội: Thu hàng trăm triệu từ việc ghép “cây ngũ quả” Hà Nội: Thu hàng trăm triệu từ việc ghép “cây ngũ quả”

Nhờ sáng tạo, dám nghĩ dám làm, gần 10 năm qua, ông Lê Đức Giáp ở thôn Bãi, xã Cao Viên (Thanh Oai, Hà Nội) đã ghép thành công nhiều loại quả trên cùng một gốc

11/02/2017
Quảng Trị: Người tiên phong nuôi thỏ ở Hải Chánh Quảng Trị: Người tiên phong nuôi thỏ ở Hải Chánh

Với đức tính cần cù, chịu khó, quyết tâm dám nghĩ dám làm, đến nay anh Lê Văn Minh tại xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng đã gây dựng trang trại nuôi thỏ gần 500 con

13/02/2017
Nữ tỷ phú nuôi chim, gà quý hiếm Nữ tỷ phú nuôi chim, gà quý hiếm

Trang trại nuôi chim, gà quý hiếm của chị Nguyễn Thị Kim Duyên, thôn Cây Quýt 1, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn, Tuyên Quang) được biết đến là một trong những mô hình.

15/02/2017