Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Táo Xanh Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Ở Ninh Phước (Ninh Thuận)

Trồng Táo Xanh Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Ở Ninh Phước (Ninh Thuận)
Ngày đăng: 23/04/2013

Được triển khai từ tháng 8/2012 tại xã Phước Sơn (Ninh Phước - Ninh Thuận) trên diện tích 2,5 ha, mô hình trồng táo xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu mang lại hiệu quả trong việc “sạch hóa” nông sản, là hướng đi phù hợp, tạo chỗ đứng tin cậy trên thị trường.

Mô hình do Ban quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh triển khai, với sự tham gia của 10 hộ dân ở hai thôn Ninh Quý 1 và Ninh Quý 3. Ngoài việc được hướng dẫn chi tiết quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn của VietGAP, các hộ còn được hỗ trợ một phần vật tư nông nghiệp và tập huấn về cách sử dụng các chế phẩm vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Thành (thôn Ninh Quý 3) cho biết: “Tôi tham gia mô hình với diện tích 2 sào, được hướng dẫn thực hiện và ghi chép cụ thể từng thời điểm bón phân, tưới nước, sử dụng thuốc như thế nào,… Mặc dù tổng chi phí đầu tư có cao và quy trình phức tạp hơn nhưng qua nửa năm thực hiện, tôi thấy cây táo ít sâu bệnh, lượng thuốc phải dùng cũng ít hơn, năng suất táo thì đạt hơn, sạch và an toàn hơn.” Ông Thành cũng cho biết thêm, mặc dù quy trình này khá chặt chẽ nhưng rất dễ làm, không hề khó khăn như mọi người vẫn nghĩ. Các hộ nông dân ngoài mô hình cũng rất quan tâm, học hỏi cách làm mới này. Quy trình sản xuất nông sản theo VietGAP quản lý và đảm bảo an toàn ở tất cả các khâu từ chuẩn bị làm đất đến bảo quản sau thu hoạch, thông qua 4 tiêu chuẩn: kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, môi trường làm việc và truy nguyên nguồn gốc. Do vậy, sản phẩm đưa ra thị trường không chỉ mang tính an toàn mà còn có khả năng truy nguyên nguồn gốc khi xuất hiện vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xã Phước Sơn hiện có trên 250 ha táo, chiếm hơn ¼ diện tích táo toàn tỉnh nên nếu mô hình này được nhân rộng thì đây sẽ là vùng nguyên liệu táo sạch, hoạt động sản xuất và thu nhập của nông dân sẽ ổn định. Tuy nhiên, vấn đề người trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP đang băn khoăn là đầu ra của sản phẩm. Ông Dương Thanh Tùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Phước Sơn cho biết: Hiện tại, các hộ tham gia mô hình này vẫn tự bán sản phẩm thông qua thương lái trên địa bàn, với giá ngang bằng giá táo loại thường, tức dao động quanh mức 10.000 đồng/kg, tùy kích cỡ và mẫu mã.

Hiện nay, các sản phẩm chế biến từ quả táo như nước ép, táo sấy khô, mứt táo, rượu táo,… chưa nhiều. Quả táo xanh Ninh Thuận chủ yếu dùng ăn tươi, sản xuất và tiêu thụ tự do, chưa có bao bì nhãn mác. Táo thu hoạch chưa qua sơ chế nên thời gian bảo quản ngắn, chỉ khoảng 4 ngày.

Được biết, hiện Hội Nông dân tỉnh cùng với Sở Khoa học và Công nghệ đang xúc tiến xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Táo xanh Ninh Thuận. Đây sẽ là cơ sở tốt cho các doanh nghiệp mạnh dạn xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm táo sạch ra thị trường trong và ngoài nước. Khi ấy, cây táo xanh sẽ thật sự trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương với hiệu quả kinh tế bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Tìm giải pháp nâng giá trị cho tôm càng xanh Tìm giải pháp nâng giá trị cho tôm càng xanh

Huyện Thới Bình được mệnh danh là "vương quốc" tôm càng xanh ở Cà Mau. Không chỉ là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về diện tích, sản lượng mà người nuôi tôm càng xanh ở đây còn đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

01/12/2015
Tăng cường các biện pháp nuôi Tôm an toàn vụ nuôi 2016 Tăng cường các biện pháp nuôi Tôm an toàn vụ nuôi 2016

Tỉnh Sóc Trăng không khuyến khích mở rộng diện tích mà người nuôi cần tập trung vào công trình ao nuôi theo quy hoạch cụ thể, không khuyến khích hộ nuôi thâm canh, bán thâm canh ở những khu vực không đảm bảo nguồn nước, thủy lợi, điện sản xuất để hạn chế rủi ro.

01/12/2015
Một số kinh nghiệm từ hoạt động của mô hình Tổ tư vấn nuôi tôm xã Long Hựu Tây Một số kinh nghiệm từ hoạt động của mô hình Tổ tư vấn nuôi tôm xã Long Hựu Tây

Diện tích nuôi tôm ở huyện Cần Đước (Long An) có trên 1.600 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm sú chiếm khoảng 1/5, còn lại là nuôi tôm thẻ chân trắng.

01/12/2015
Thí điểm mô hình cộng đồng quản lý sò lông Thí điểm mô hình cộng đồng quản lý sò lông

Triển khai xây dựng dự án thí điểm đồng quản lý sò lông tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Chi cục Thủy sản tỉnh đã tiến hành thả 57 tấn giống sò lông nhằm góp phần phục hồi sò lông tự nhiên, để hướng tới bảo vệ và tổ chức khai thác bền vững.

01/12/2015
Nông dân huyện Trần Văn Thời vào mùa thu hoạch cá bổi Nông dân huyện Trần Văn Thời vào mùa thu hoạch cá bổi

Hiện nay, bà con nông dân huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang bước vào mùa thu hoạch cá bổi thương phẩm.

01/12/2015