Trồng Sơ Ri Xuất Khẩu Sang Nhật
(Theo Báo Nông Nghiệp)
Cty TNHH Thịnh Phát (Tiền Giang) đã chọn 97 hộ nông dân ở các xã Long Thuận (thị xã Gò Công), Tân Đông và Kiểng Phước (Gò Công Đông) để xây dựng vùng trồng chuyên canh xơ ri xuất khẩu chất lượng cao 20 ha theo yêu cầu của đối tác Nhật Bản là Cty Nichirei.
Theo đó, chương trình triển khai từ tháng 7/2009, đơn vị hỗ trợ bà con về giống, chuyển giao kỹ thuật trồng, mật độ trồng, chăm sóc, tỉa cành, tạo tán, bón phân đồng thời cung cấp trực tiếp vật tư nông nghiệp... Về giống, sử dụng giống sơ ri chua ngoại nhập mà thị trường Nhật Bản đang ưa chuộng thay cho giống sơ ri địa phương. Được biết, địa bàn được Cty TNHH Thịnh Phát chọn triển khai đề án trồng sơ ri xuất khẩu sang Nhật vốn nằm ven biển Gò Công, rất thích hợp để phát triển cây sơ ri - một đặc sản nổi tiếng tại đây.
Ngoài ra, Cty cũng dự kiến bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 3.500 đ/kg sơ ri đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, gấp đôi so với giá thị trường. Hiện nay, sơ ri là một trong 7 loại cây ăn trái có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt, cây trồng này đang là một trong những thế mạnh kinh tế của các huyện thị miền biển vốn nhiều khó khăn: Gò Công Đông, thị xã Gò Công, Tân Phú Đông... Tỉnh đã triển khai đề án khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển toàn diện cây sơ ri Gò Công. Với việc hợp đồng trồng và tiêu thụ xuất khẩu đã mở ra triển vọng mới giúp nông dân miền biển làm giàu nhanh từ cây sơ ri đặc sản.
Có thể bạn quan tâm
Với đặc tính thích nghi trong điều kiện môi trường khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo chất dinh dưỡng, cây sơ ri đã chiếm một diện tích lớn trên vùng đất Bình Phú (TP.Bến Tre). Và cũng là nơi có diện tích đất trồng sơ ri nhiều nhất ở Bến Tre.
Thế nhưng ở đây có hai bác nông dân lại đem cây sơ ri trồng xen trong vườn xoài. Mỗi bác trồng 1 sào cây sơ ri. Hai bác là Mười Hiệp và Hai Vọng từ quê hương Bến Tre đến xã Tân Xuân mua đất trồng xoài trên 10 năm nay
Tỉnh Tiền Giang xác định sơ ri Gò Công là một trong 7 chủng loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh của địa phương. Hiện diện tích vùng chuyên canh đạt gần 300 ha cho sản lượng mỗi năm trên 6.000 tấn quả. Trong 5 năm tới (2010 - 2015), địa phương có kế hoạch mở rộng vùng chuyên canh lên 2.000 ha tập trung tại các địa bàn trọng điểm
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ tỉnh Tiền Giang triển khai biện pháp “Quản lý tổng hợp IPM và áp dụng quy trình IPM đồng bộ trên diện rộng bằng chế phẩm SOFRI PROTEIN 10DD (do SOFRI nghiên cứu, SX), kết hợp với một số loại thuốc sinh học khác nhằm giảm thiệt hại do ruồi đục quả và các loại côn trùng gây hại khác trên cây sơ ri chuyên canh vùng duyên hải Gò Công”.
Với đặc tính thích nghi trong điều kiện môi trường khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo chất dinh dưỡng, cây sơ ri cho nông dân Tiền Giang, Bến Tre thu lãi gấp 5 lần trồng lúa.