Kinh Nghiệm Trồng Sơ Ri
Với đặc tính thích nghi trong điều kiện môi trường khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo chất dinh dưỡng, cây sơ ri đã chiếm một diện tích lớn trên vùng đất Bình Phú (TP.Bến Tre). Và cũng là nơi có diện tích đất trồng sơ ri nhiều nhất ở Bến Tre.
Theo nông dân Trần Văn Hữu, ở ấp Bình Thành thì người trồng sơ ri chỉ hơn nhau ở phương pháp xử lý cho cây ra hoa thu hoạch trái rãi vụ để hạn chế thu hoạch đồng loạt chính vụ rớt giá. Để làm được điều này, người trồng sơ ri phải quan tâm đến việc tỉa cành ngay sau khi kết thúc vụ thu hoạch để tạo thông thoáng và tiếp nhận đủ ánh sáng. Mỗi cây sơ ri bón 300gram phân NPK 16-16-8. Phân bón lá F.Bo phun đều lên tán cây. Khoảng 10 ngày sau, cây ra hoa đồng loạt và khi nở rộ pha mỗi gói GA1 vào bình 8 lít nước phun giúp cho việc đậu trái.
Anh Hữu còn cho biết để cây ra hoa sớm vào đầu mùa mưa tưới nước ướt đẫm lên cây và dùng phân bón lá RA HOA C.A.T+F.Bo phun đều tán cây 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Cây sẽ ra hoa sớm và đồng loạt hơn vụ chính 15 ngày. Nếu muốn cây ra hoa trễ vụ, khi hoa nở rộ vào đầu mùa mưa tiến hành làm rụng hoa, thường dùng cây chà quơ hoặc pha 150 gram phân urê vào bình 8 lít nước để phun lên cây. Hoa rụng xong bón cho cây một đợt phân và phun phân bón lá RA HOA C.A.T+Fbo lên tán cây 2 lần, mỗi lần cách 7 ngày. Cây ra hoa đồng loạt và trễ hơn so không xử lý 15 ngày.
Trên diện tích đất trồng sơ ri, anh Hữu chia thành 3 khu vực, không xử lý cùng một lúc để tiện lợi thu hoạch trái. Khu thứ nhất xử lý cho cây ra hoa, thu hoạch trái tự nhiên. Khu II xử lý cho cây ra hoa, thu hoạch trái trễ hơn khu I là 10 ngày. Và khu III xử lý cho cây ra hoa, thu hoạch trái trễ hơn khu I là 20 ngày. Với diện tích 1.000 m2, nông dân Trần Văn Hữu trồng 40 cây sơ ri. Cây trồng bước vào năm tuổi thứ 3, tán sum sê cho trái ổn định, năng suất từ 25 kg/cây trở lên.
Có thể bạn quan tâm
Trồng Sơ Ri Làm Giàu ở Gò Công Tiền Giang - Thực hiện
Sau khi Công ty TNHH MTV Nichirei Suco VN khánh thành và đi vào hoạt động chế biến trái sơri tại xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, nhiều hộ dân tại đây bắt đầu chuyển sang trồng sơri theo kỹ thuật canh tác của Nhật.
Cây sơ ri có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Về sau, nó được trồng phổ biến ở Nam Mỹ với nhiều tên gọi như : malpighia glabra, acerola hay bacbados cherry…
Hiện nay, nhiều nông dân trồng sơ ri ở huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã bắt đầu thực hiện quy trình canh tác sơ ri của Nhật Bản theo hướng dẫn của Công ty TNHH MTV Nichirei Suco VN để đáp ứng yêu cầu chất lượng trái sơ ri thu mua phục vụ chế biến của doanh nghiệp này.
Trái Sơ ri chỉ thích hợp ở các huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông và thị xã Gò Công cùng với tính hiệu quả, trái sơ-ri đã được UBND tỉnh Tiền Giang và các huyện, thị xã vùng Ngọt hoá Gò Công thống nhất phát triển mạnh kể từ năm 2007.