Trồng Sơ Ri Xen Xoài
Ở xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận có một loại cây tưởng như không có thu nhập nên lâu nay không ai chú ý tới nhưng nó lại cho thu nhập cao, đó là cây sơ ri.
Mới đây, chúng tôi về xã Tân Xuân, hình ảnh đập vào mắt là những vườn xoài xen cây ca cao, đu đủ…xanh tốt. Thế nhưng ở đây có hai bác nông dân lại đem cây sơ ri trồng xen trong vườn xoài. Mỗi bác trồng 1 sào cây sơ ri. Hai bác là Mười Hiệp và Hai Vọng từ quê hương Bến Tre đến xã Tân Xuân mua đất trồng xoài trên 10 năm nay.
Một lần về thăm quê, hai bác đem cây sơ ri từ quê lên Tân Xuân để trồng. Vườn sơ ri nằm cạnh bờ sông Dinh, vào mùa khô sông cạn nước vì vậy hai bác phải tận dụng những vũng nước còn tồn đọng để tưới cho sơ ri một lần/tuần. Họ dùng phân NPK bón thúc kích thích sơ ri ra trái, phun thuốc trừ sâu, cắt cành, tỉa ngọn để tạo tán cho cây và cho vườn thoáng đãng. Vườn sơ ri của hai bác một tháng ra trái một lần, tháng nào cũng có sơ ri đem bán làm cho nhiều nông dân ở đây rất ngạc nhiên.
Sau tết Canh Dần, cứ vào khoảng 5 giờ sáng, người nhà của hai bác đã ra vườn hái những trái sơ ri mới chín tới có màu đỏ nhạt rất đẹp mắt. Mỗi đợt thu hái trong vòng 10 ngày. Bác Mười Hiệp cho biết: “Một sào (1.000 m2) sơ ri của tôi, khi chín bình quân hái 1,3 tạ quả/ngày. Mỗi tháng hái 10 ngày thu 1,3 tấn, bán 4.500 đồng/kg, thu gần 6 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 4,5 triệu đồng. Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010, tôi thu từ cây sơ ri được 23 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 18 triệu đồng…”. Nhờ có cách chăm sóc, thâm canh nên vườn sơ ri của bác Mười Hiệp và Hai Vọng cho thu nhập 7 tháng/năm, đem lại lợi nhuận từ 25 đến 30 triệu đồng/năm/sào (chưa tính thu từ cây xoài).
Có thể bạn quan tâm
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ tỉnh Tiền Giang triển khai biện pháp “Quản lý tổng hợp IPM và áp dụng quy trình IPM đồng bộ trên diện rộng bằng chế phẩm SOFRI PROTEIN 10DD (do SOFRI nghiên cứu, SX), kết hợp với một số loại thuốc sinh học khác nhằm giảm thiệt hại do ruồi đục quả và các loại côn trùng gây hại khác trên cây sơ ri chuyên canh vùng duyên hải Gò Công”.
Với đặc tính thích nghi trong điều kiện môi trường khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo chất dinh dưỡng, cây sơ ri cho nông dân Tiền Giang, Bến Tre thu lãi gấp 5 lần trồng lúa.
Sơri là một trong số ít các loại cây trồng có thể chịu đựng và tồn tại được trong những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo dinh dưỡng...