Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng sắn dây thâm canh

Trồng sắn dây thâm canh
Publish date: Wednesday. April 15th, 2015

Cây sắn dây đã bén rễ trên đất xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà (Hải Dương) hơn chục năm nay. Ngoài cây ổi và vải thiều, đây là một trong những cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ trồng sắn dây, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo.

Thanh Lang là xã có diện tích trồng sắn dây lớn. Nhà trồng ít cũng một vài sào, trồng nhiều lên đến vài mẫu. Vào những ngày này, người dân đang hối hả vào vụ thu hoạch.

Đang nhanh tay cân sắn cho thương lái, chị Nguyễn Thị Bảy ở thôn Kim Can cho biết: “Sắn dây là loại cây dễ trồng, không đòi hỏi vốn đầu tư, công chăm sóc. Nhưng muốn có năng suất cao, cần phải trồng đúng kỹ thuật, đắp ụ cao, làm giàn tốt, đất càng tơi thì củ càng to. Một khóm sắn dây đầu tư khoảng 100.000 đ nếu chăm sóc tốt có thể cho thu tới 1.000.000 đ”.

Trung bình mỗi sào sắn dây cho thu 1,4 tấn củ. Với giá bán trung bình từ 9.000 - 10.000 đ/kg, trừ chi phí, nông dân thu lãi 10 - 12 triệu đ/sào.

Với kinh nghiệm 15 năm trồng sắn dây, chị Bảy cho hay, khi thu hoạch xong cần rắc vôi bột để cải tạo đất, trộn đều đạm, phân lót và phân chuồng ngay lúc đặt mầm, sau đó đắp ụ cao và giữ ẩm thường xuyên. Sắn dây thu hoạch từ tháng cuối tháng 12 đến tháng 3 dương lịch. Sau khi thu hoạch, để đất phơi từ 15 - 20 ngày và tiếp tục vụ trồng mới.

Trước đây, khi phong trào trồng sắn dây chưa phát triển, người dân chủ yếu trồng theo kinh nghiệm. Họ thường có thói quen cắt đoạn dây ở thân cây, quấn vòng, vùi trực tiếp vào ụ đất. Với cách trồng này, cây ra nhiều rễ, củ nhỏ, năng suất không cao.

Hiện bà con đã trồng sắn dây theo hướng thâm canh, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. Sau khi thu hoạch, thay vì trực tiếp đem dây trồng vụ mới, họ đem giâm đoạn dây cho mọc mầm rồi chiết cây, để ra rễ mới đem trồng. Trồng theo kiểu ủ mầm cho năng suất cao hơn hẳn, sắn nạc củ, nhiều bột mà không bị xơ.

Anh Nguyễn Đình Duy ở xã Thanh Lang, thương lái thu mua sắn dây cho biết: “Giá sắn củ tươi luôn ở mức ổn định, thu mua tại vườn với giá trung bình từ 8.500 - 10.000 đ/kg, đầu mùa có thể nhích hơn. Nhiều năm đi thu mua nhưng chưa năm nào tôi thấy sắn dây khó bán và rớt giá”.

Trung bình, 4 kg củ tươi nghiền được 1 kg bột sắn khô. Với mức giá 90.000 - 100.000 đ/kg bột sắn khô thì thu nhập từ sắn dây luôn ngang bằng với trồng ổi mà lại không mất nhiều công lao động và chi phí.


Related news

Nghề Nghề "Săn" Tôm Nhí

Nghề đánh bắt tôm nhí (tôm hùm con) từ lâu nay được biết đến là một trong những nghề có thu nhập "khủng" của ngư dân vùng biển. Song, để có nguồn thu nhập đó là điều không đơn giản. Có đi, nghe và thấy mới hiểu được những những khó khăn của ngư dân trong những đêm trắng mưu sinh trên biển "săn lộc trời"!

Wednesday. January 28th, 2015
Bước Ngoặt Thủy Sản Ở Bình Thuận Bước Ngoặt Thủy Sản Ở Bình Thuận

Sự chuyển biến đó là kết quả thực hiện các quyết định của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích ngư dân khai thác hải sản vùng biển xa, và hiện nay là triển khai Nghị định 67 về phát triển thủy sản nhằm thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống ngư dân gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo. Là kết quả khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên để nuôi trồng và sản xuất tôm giống, cá nước ngọt, cá lồng bè trên biển.

Wednesday. January 28th, 2015
Nuôi Tôm Chân Trắng Theo Mô Hình VietGAP Ở Móng Cái (Quảng Ninh) Nuôi Tôm Chân Trắng Theo Mô Hình VietGAP Ở Móng Cái (Quảng Ninh)

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn phát triển một cách bền vững, mang lại hiệu quả và lợi ích lâu dài, năm 2013 - 2014 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện nuôi tôm chân trắng theo mô hình VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm của thành phố.

Wednesday. January 28th, 2015
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Nguyên Đạt 7.778 Tấn Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Nguyên Đạt 7.778 Tấn

Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…

Wednesday. January 28th, 2015
Huyện Nông Cống (Thanh Hóa) Có Hơn 200 Hộ Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Huyện Nông Cống (Thanh Hóa) Có Hơn 200 Hộ Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi

Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.

Wednesday. January 28th, 2015