Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Sả Cho Lợi Nhuận Cao Gấp 3 - 4 Lần Trồng Lúa

Trồng Sả Cho Lợi Nhuận Cao Gấp 3 - 4 Lần Trồng Lúa
Ngày đăng: 29/09/2013

Thời gian gần đây, bà con trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao trong hai năm qua, nhiều nông dân trồng sả thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng/năm. Chính vì vậy, đến nay diện tích trồng sả toàn huyện đạt gần 450 hecta, tăng gấp 10 lần so với đầu năm.

Lãi cao hơn 3 - 4 lần trồng lúa

Những ngày này dọc theo đường tỉnh 877B về các ấp Bà Tiên 1, Bà Tiên 2, Lý Quàn 1, Lý Quàn 2 (xã Phú Đông) và ấp Cả Thu 1, Cả Thu 2, Giồng Keo (xã Phú Thạnh) có thể dễ dàng nhìn thấy các cánh đồng sả bát ngát thay cho các vùng đất bỏ hoang trước đây và một phần diện tích trồng lúa đạt hiệu quả thấp theo mô hình xen canh 1 vụ sả - 1 vụ lúa hoặc 2 vụ sả/năm.

Ông Phạm Văn Hùng, là một trong những nông dân tiên phong trong mô hình trồng sả ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông cho biết, hiện nay sả được các thương lái thu mua với giá 5.500 đồng/kg. Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi vụ sả trong 3 tháng, nông dân trồng sả còn lãi khoảng 70 triệu đồng, cao hơn 3 - 4 lần so với trồng lúa.

"Tôi có 2 hecta trồng sả, mỗi năm trồng 2 vụ, tính ra thu lãi được trên dưới 200 triệu đồng/năm. Nhờ cây sả mà hiện nay gia đình tôi đã xây được nhà kiên cố, mua sắm được đầy đủ phương tiện sinh hoạt gia đình, đời sống kinh tế khá ổn định, có điều kiện để tham gia tốt công tác xã hội" - ông Hùng chia sẻ.

Theo kinh nghiệm của ông Hùng, so với những loại hoa màu khác thì cây sả dường như rất thích hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng ở huyện cù lao Tân Phú Đông, nhất là ở 2 xã Phú Thạnh và Phú Đông. Kỹ thuật trồng khá đơn giản, chỉ cần lên liếp hay xẻ rãnh đặt sả giống vào trong vụ đầu là 3 tháng sau sả bắt đầu cho thu hoạch với năng suất đạt 20 tấn/ha. Khi thu hoạch, mỗi bụi sả chỉ cần để lại 2-3 tép sả là những vụ sau sả vẫn phát triển bình thường với năng suất không giảm so với vụ đầu tiên.

Ông Lê Văn Út, nông dân trồng sả ở xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông cho biết, nhờ từ mẫu đất (1 ha) trồng sả ban đầu mà giờ đây ông Út tích lũy được vốn mua thêm đất trồng sả, xây dựng cuộc sống gia đình ấm no. Theo ông Út, cây sả thích nghi tốt với điều kiện khô, mặn nhưng không có nhiều dịch bệnh như những loại hoa màu khác. Thông thường sả chỉ mắc bệnh rệp sáp và thối thân vào thời điểm sắp thu hoạch. Do đó, sau khi thu hoạch sả xong coi như đã loại trừ 2 loại dịch bệnh này.

Giúp nông dân thoát nghèo

Thời gian gần đây, khi diện tích trồng sả ở huyện Tân Phú Đông tăng lên, có nhiều thương lái từ Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức thu mua sả tại địa phương giúp cho việc tiêu thụ sả của nông dân thuận lợi hơn. Một thương lái thu mua sả ở xã Phú Thạnh cho biết, có những thời điểm ở địa phương này mỗi ngày có tới 20 tấn sả được thu gom, vận chuyển bằng xe tải về TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Trong hai năm gần đây, giá sả luôn ổn định ở mức 5.500 - 7.500 đồng/kg dù sả có vào vụ thu hoạch chính hay không.

Ông Lương Công Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thạnh cho biết, tùy theo từng khu vực có nước nhiều hay ít mà nông dân trồng 2 vụ sả/năm hay trồng một vụ lúa - một vụ sả. Có thể nói sả là loại cây trồng đột phá, góp phần nâng cao đời sống người dân. "Chỉ cần giá sả ổn định ở mức 5.000 đồng/kg, từ nay đến năm 2015, xã Phú Thạnh sẽ có nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững" - ông Lương Công Phú cho hay.

Mặc dù, hiện nay hiệu quả từ cây sả là khá cao nhưng khi diện tích trồng sả tăng quá nhanh sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, giá sụt giảm. Ước tính đến thời điểm này, toàn huyện Tân Phú Đông có 413 ha trồng sả, tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2013; trong đó có 2/3 diện tích đang cho thu hoạch, tập trung ở 3 xã Phú Thạnh (215 ha), Phú Đông (185 ha) và Tân Phú (13 ha).

Do đó, để ổn định đầu ra cho cây sả, Hội Nông dân huyện Tân Phú Đông đã liên kết với Công ty TNHH Đức Huệ Trường Thành (TP. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cây sả tươi cho nông dân. Vừa qua, nông dân trồng sả được phía Công ty đến hướng dẫn sản xuất theo VietGAP để sản phẩm có chất lượng, dễ tiêu thụ hơn trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường các biện pháp nuôi Tôm an toàn vụ nuôi 2016 Tăng cường các biện pháp nuôi Tôm an toàn vụ nuôi 2016

Tỉnh Sóc Trăng không khuyến khích mở rộng diện tích mà người nuôi cần tập trung vào công trình ao nuôi theo quy hoạch cụ thể, không khuyến khích hộ nuôi thâm canh, bán thâm canh ở những khu vực không đảm bảo nguồn nước, thủy lợi, điện sản xuất để hạn chế rủi ro.

01/12/2015
Một số kinh nghiệm từ hoạt động của mô hình Tổ tư vấn nuôi tôm xã Long Hựu Tây Một số kinh nghiệm từ hoạt động của mô hình Tổ tư vấn nuôi tôm xã Long Hựu Tây

Diện tích nuôi tôm ở huyện Cần Đước (Long An) có trên 1.600 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm sú chiếm khoảng 1/5, còn lại là nuôi tôm thẻ chân trắng.

01/12/2015
Thí điểm mô hình cộng đồng quản lý sò lông Thí điểm mô hình cộng đồng quản lý sò lông

Triển khai xây dựng dự án thí điểm đồng quản lý sò lông tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Chi cục Thủy sản tỉnh đã tiến hành thả 57 tấn giống sò lông nhằm góp phần phục hồi sò lông tự nhiên, để hướng tới bảo vệ và tổ chức khai thác bền vững.

01/12/2015
Nông dân huyện Trần Văn Thời vào mùa thu hoạch cá bổi Nông dân huyện Trần Văn Thời vào mùa thu hoạch cá bổi

Hiện nay, bà con nông dân huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang bước vào mùa thu hoạch cá bổi thương phẩm.

01/12/2015
Nuôi gà tiến Vua Nuôi gà tiến Vua

Vài năm trở lại đây, nhiều người dân Pleiku đã được tận mắt chiêm ngưỡng và thưởng thức món đặc sản gà Đông Tảo-đặc sản “gà tiến Vua” của xứ sở nhãn lồng Hưng Yên. Ngay tại Gia Lai, nhiều người đã bắt tay nuôi thử nghiệm và nhân giống gà quý này…

01/12/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.