Trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao
Theo tin tức từ báo Khánh Hòa, chí phí đầu tư thấp, dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao nên cây rong sụn đang là đối tượng nuôi trồng được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lựa chọn, góp phần giúp đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn.
Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng cũng thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng từ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy. Hai vụ sản xuất gần đây, từ sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các hộ này cùng với một số hộ dân khác ở phường Cam Phúc Bắc và phường Cam Nghĩa đã thử nghiệm việc trồng rong sụn trong lồng lưới.
Mô hình này được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, bởi hạn chế được việc thất thoát rong cũng như tình trạng cá ăn rong. Theo ông Lê Văn Hoàng, trồng rong sụn trong lồng lưới năng suất sẽ cao hơn, chất lượng rong cũng tốt hơn so với trồng dây đơn trên đáy.
Trồng 1 tấn rong giống theo phương pháp trồng dây đơn trên đáy, sau 6 tháng, nếu thuận lợi sẽ thu hoạch khoảng 30 tấn tươi, tương đương 4 tấn khô; còn trồng rong trong lồng lưới, nông dân sẽ thu hoạch hơn 50 tấn tươi (tương đương khoảng 7 tấn khô), với giá bán 17.000 đồng/kg rong khô sẽ có lãi cả trăm triệu đồng. Cũng nhờ hiệu quả của mô hình này mà không ít hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc đang tính chuyện đầu tư trồng rong trong lồng lưới.
Ông Nguyễn Thanh Tâm - Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Phúc Bắc cho biết: “Rong sụn đã bén duyên với vùng biển Cam Phúc Bắc 10 năm nay. Hiệu quả cây rong sụn mang lại cho nông dân rất lớn. Nhờ nó mà nhiều gia đình đã thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá hơn trước. Hiện nay, trên địa bàn phường có 17 hộ chuyên trồng rong sụn với diện tích hơn 25ha. Trong điều kiện thuận lợi, sản lượng rong thu hoạch được hơn 60 tấn/ha, thậm chí có hộ trồng đạt đến 80 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, người dân có thể thu được lợi nhuận từ 80 đến 100 triệu đồng/ha…”.
Mùa vụ trồng rong thường từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, còn ở các tỉnh Nam bộ thường từ tháng 6 đến tháng 3 năm sau. Kể từ ngày ra giống, với trọng lượng giống ban đầu 80 - 100g/bụi, đến trọng lượng đạt từ 1kg trở lên và thu hoạch.
Kinh nghiệm cho thấy, nếu trồng rong sụn ở các vùng nước cạn, dòng chảy và sự lưu chuyển của nước yếu, vào mùa nhiệt độ cao... thì sau 2 - 2,5 tháng mới cho thu hoạch. Nếu ở những vùng nước sâu, biển hở, sóng gió và sự lưu chuyển của nước tốt có thể sau 45 - 50 ngày là thu hoạch được.
Trong quá trình trồng, rong sụ có thể mắc bệnh như bệnh trắng lũn thân. Đây là một bệnh chủ yếu và phổ biến nhất đối với rong sụn, nó gây thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau về sản lượng cũng như chất lượng...
Các giàn trồng rong cần có kích thước nhỏ đến vừa, mỗi giàn chỉ nên có kích thước tối đa 2000 - 3000m2 để dễ dàng trong việc điều chỉnh độ sâu của giàn cũng như thuận lợi cho việc xử lý khi bệnh rong xuất hiện.
Bệnh xuất hiện phát triển nhanh và lây lan. Khi rong bệnh cần phải xử lý bằng cách: Thu và cắt bỏ các phần bị bệnh rồi buộc giống trở lại. Hạ giàn rong xuống sâu 0,6 - 0,8m cách mặt nước. Di chuyển giàn trồng đến vùng dòng nước chảy tốt, thường xuyên có gió và sóng.
Có thể bạn quan tâm
Theo nhiều tiểu thương kinh doanh lúa gạo, giá nhiều loại lúa gạo giảm do nguồn cung lúa gạo hàng hóa trên thị trường đang tăng so với trước khi nhiều địa phương ĐBSCL bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa thu đông 2013.
Sáng 21-8, tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Phú Thọ Là tỉnh trung du, miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển nuôi thủy sản, ngoài 3 con sông lớn chảy qua là sông Thao, sông Đà, sông Lô trên địa bàn còn nhiều sông nhỏ, ngòi lớn như: Sông Bứa, sông Chảy, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me... và hệ thống hồ, đầm tự nhiên phong phú. Theo thống kê tổng diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, ruộng trũng... có thể nuôi thủy sản trên 14 ngàn ha và 16 ngàn ha diện tích mặt nước các sông, suối cho phép phát triển nuôi cá lồng.
Về ấp 2, xã Đạo Thạnh TP. Mỹ Tho (Tiền Giang), hỏi "Trại ếch giống Bảy Có" của chú Phan Văn Có, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi ếch, ai cũng biết. Chú Có là người tiên phong trong mô hình sản xuất ếch giống và nuôi ếch thương phẩm với lợi nhuận mỗi năm từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Hàm Yên (Tuyên Quang) là huyện có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu bò, đặc biệt là phát triển chăn nuôi trâu ngố. Nhiều năm nay việc phát triển chăn nuôi trâu ở Hàm Yên không chỉ lấy sức kéo, mà còn tạo nên hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình.