Tháo gỡ khó khăn xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 4 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 8,5 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu nông sản chính ước đạt 4,5 tỷ USD, giảm 5,1%; xuất khẩu thủy sản ước đạt 1,9 tỷ USD, giảm 15%; xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Trong đó đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu gạo, cà phê, thủy sản giảm mạnh.
Các khó khăn vướng mắc chủ yếu là nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, cạnh tranh gay gắt, nhất là gạo, tôm; nhiều nước duy trì giá nội tệ thấp khiến xuất khẩu của Việt Nam bất lợi; xu hướng bảo hộ của các nước gia tăng; nông thủy sản xuất khẩu đối mặt với vấn đề an toàn thực phẩm; kinh phí xúc tiến thương mại hạn chế; doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong tiếp cận vốn; năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu...
Tăng cường xúc tiến thương mại
Trước những khó khăn trên, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công Thương theo thẩm quyền thành lập Tổ công tác liên ngành về đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý nhập khẩu; tập trung đẩy nhanh công tác đàm phán các hiệp định thương mại, thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương để tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; điều hành hợp lý hoạt động tạm nhập tái xuất không để ảnh hưởng đến xuất khẩu nông lâm thủy sản qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát quy định về kiểm dịch thực vật để sửa đổi các quy định về kiểm dịch và mặt hàng kiểm dịch chưa phù hợp, gây khó khăn cho xuất khẩu; xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với kiến nghị chỉ cần giấy chứng nhận kiểm dịch khi nước nhập khẩu có yêu cầu.
Kiểm soát cước phí vận tải
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu để xử lý theo thẩm quyền đối với kiến nghị về gói tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính xem xét kiến nghị về thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng chè, cao su sơ chế và thuế đối với các linh kiện, phụ tùng nhập khẩu phục vụ sản xuất sản phẩm cao su kỹ thuật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5/2015.
Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải xem xét, xử lý kiến nghị về nghiên cứu cơ chế đặc thù cho phương tiện xe cơ giới quá tải vận chuyển hàng hóa nông sản phục vụ xuất khẩu và việc kiểm soát tăng cước phí của các hãng tàu; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm

Cá chình là một trong những đối tượng nuôi được đánh giá là mang lại lợi ích kinh tế khá cao, hiện đang được các nước đầu tư nuôi theo hướng công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sau thời gian khá dài bị cơ quan chức năng truy quét, xử lý nghiêm theo Chỉ thị số 11 của UBND tỉnh Khánh Hòa, tình trạng đặt bẫy nhử tôm hùm con ở khu vực biển ven bờ thuộc vịnh Nha Trang có dấu hiệu chìm lắng. Tuy nhiên, đầu năm 2014, do nguồn tôm hùm giống khan hiếm, giá cả tăng cao nên không ít người đã quay lại làm nghề này trong khu vực cấm…

Đầu tháng 4/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) sẽ tổ chức diễn đàn “Biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương” tại Phú Yên. Việc tổ chức diễn đàn này nhằm giúp ngư dân nâng cao chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch.

Dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp và nguy hiểm trong cả nước. Tại tỉnh Đồng Tháp, mặc dù chưa xuất hiện dịch cúm gia cầm nhưng hiện nay đang vào mùa thu hoạch rộ lúa đông xuân, tình trạng vịt chạy đồng thả tràn lan đang là một trong những nguy cơ dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng.

Trong thời điểm dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lan rộng, một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lại chuẩn bị tái đàn vì cho rằng, “hậu dịch” giá sẽ tăng. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp đã đưa ra cảnh báo: không nên tái đàn vào thời điểm hiện nay vì sẽ tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh ra diện lớn.