Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng rau thủy canh

Trồng rau thủy canh
Ngày đăng: 02/10/2015

Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ rau an toàn ngày càng cao, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN (Sở KH-CN Khánh Hòa) đã triển khai đề tài “Trồng rau thủy canh theo mô hình vườn treo”.

Sau hơn 1 năm, đến nay Trung tâm đã xây dựng 20 mô hình trồng rau thủy canh và chuyển giao cho 9 hộ dân trên địa bàn TP. Nha Trang.

Qua đợt kiểm tra mô hình cho thấy các loại rau ăn lá như xà lách, cải xanh, tía tô, mồng tơi, é trắng... thích hợp với phương pháp này. Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, màu sắc xanh tươi tự nhiên, vị đậm đà.

Th.S Lê Tuấn Quang, Chủ nhiệm đề tài cho biết:

“Nhận thấy bộ dụng cụ trồng rau thủy canh vườn treo của Trường ĐH Nông lâm Huế có nhiều ưu điểm như giá cả thấp, dễ sử dụng… phù hợp để người dân thành phố tự trồng rau tại nhà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyển giao cho các hộ dân ở Nha Trang.

Tuy nhiên trong quá trình chuyển giao chúng tôi nhận thấy bộ dụng cụ vẫn tồn tại một số nhược điểm.

Bởi đặc thù nhà ở khu vực thành thị là nhà ống, hướng lấy nắng cố định nhưng bộ phận trồng cây lại treo cố định thẳng đứng trong không gian nên một số hàng rau thiếu nắng làm rau kém phát triển.

Bên cạnh đó, hệ thống khung treo được dựng cố định, không cơ động, thô sơ và tính thẩm mỹ không cao khi đặt ở ban công, sân thượng.

Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu, cải tiến giúp cho mô hình phù hợp với điều kiện ở Khánh Hòa”, anh Quang chia sẻ.

Theo Th.S Quang, bộ dụng cụ vườn treo dạng thảm sau khi cải tiến bao gồm 4 bộ phận chính: Bộ phận trồng cây là thảm có kích thước 1,7 x 1,8 m, hai mặt bên có các túi trồng. Trong các túi trồng chứa giá thể trồng là mụn dừa, trấu hun… Hạt giống hoặc cây con sẽ được trồng trực tiếp vào giá thể trong các túi này.

Bộ phận phân phối và thu hồi dinh dưỡng gồm máng chứa dung dịch dinh dưỡng, bơm và hệ thống ống tưới được lắp đặt phía trên vườn để dẫn truyền dung dịch dinh dưỡng phân phối tới các gốc cây.

Phía dưới vườn sử dụng các phụ kiện để giữ thảm trồng cố định dẫn hướng để dung dịch dịch dưỡng trở về máng chứa. Trong máng chứa có lắp đặt hệ thống phao để tự động cấp nước, giúp giảm thiểu công chăm sóc.

Modul điều khiển thời gian tưới là 1 đồng hồ thiết lập thời gian, đồng hồ sẽ được thiết lập để cấp điện cho bơm hoạt động.

Modul khung cố định vườn: Để giữ cho thảm trồng thẳng đứng trong không gian, hệ thống sử dụng bệ đỡ làm bằng sắt, sơn phủ và được dựng thành khung có chiều cao 2 m.

Trồng rau thủy canh theo mô hình vườn treo dạng thảm đứng

Để sử dụng bộ dụng cụ này, chỉ cần trải tấm thảm trồng ra, dùng móc treo lên khung, sau đó kết nối đồng hồ, thùng chứa và hệ thống tưới lại với nhau. Tiếp theo là dùng một ít giá thể đã xử lý bỏ vào túi trồng rồi gieo hạt hoặc cây con vào đó.

Hiện có 2 công nghệ thủy canh phổ biến đó là thủy canh hồi lưu và thủy canh không lưu hồi. Tuy nhiên, 2 công nghệ này đều tồn tại những nhược điểm như tốn nước, điện, dinh dưỡng... và đòi hỏi kỹ thuật cao.

Trồng rau thủy canh vườn treo là công nghệ hiện đại, năng suất cao, chi phí đầu tư ban đầu thấp (chỉ 3.800.000 đồng/mô hình dạng thảm  thẳng).

Dung dịch dinh dưỡng được pha theo tỷ lệ nhất định và đổ đầy vào thùng chứa. Thiết lập đồng hồ cấp điện cho bơm hoạt động để dung dịch lên phía trên vườn.

Dung dịch sẽ chảy dọc trong tấm thảm trồng và cung cấp dinh dưỡng cho cây, lượng dung dịch dư sẽ chảy về thùng chứa.

Dung dịch dinh dưỡng sử dụng là NQ2 được tạo thành từ 12 chất: (Ca(NO3)2.4H2O; FeSO4; Ca(NO3)2; KH2PO4; MnNO3; MgSO4.7H2O; CuSO4.5H2O; MnSO4.2H2O; ZnSO4.7H2O; H3BO3; (NH4)6Mo7O24.4H2O; Urê).

Khi sử dụng pha với nước sạch theo tỷ lệ 1:200, dung dịch có thể sử dụng cho các loại rau ăn lá.

“So với hệ thống thủy canh hồi lưu dạng ống PVC thì bộ dụng cụ vườn treo dạng thảm có chi phí thấp hơn khoảng 2 triệu đồng, có thể trồng được 288 gốc rau hoặc cây cảnh với chi phí dung dịch dinh dưỡng hàng tháng khoảng 100.000 đồng.

Hệ thống dễ dàng lắp đặt và vận chuyển, tiêu thụ điện năng thấp, thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam và các nước ôn đới”, Th.S Quang nói.

Tại hội thảo “Triển khai nhân rộng mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu theo công nghệ nghệ vườn treo” vừa được Sở KH-CN Khánh Hòa tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ này có nhiều ưu điểm như không phải làm đất, trồng nhiều vụ, trái vụ, sản phẩm sạch đồng nhất, năng suất cao hơn 15 -25% so với SX rau truyền thống…

Bà Trần Thị Kim Liên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Khánh Hòa cho biết, đây là mô hình mới, rất phù hợp với người dân thành thị, người già và trẻ em cũng có thể tham gia.

Tuy nhiên để nhân rộng mô hình, cần có bộ phận chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho người SX và người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Nhờ Cây Có Múi Làm Giàu Nhờ Cây Có Múi

Ngoài bưởi Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu), Đồng Nai còn có nhiều vùng nổi tiếng về trồng cây có múi, như: quýt Thanh Sơn, bưởi da xanh ruột hồng Định Quán… Đây là những dòng cây đặc sản cho thu nhập cao nên ngày càng thu hút nông dân đầu tư mở rộng diện tích.

23/01/2015
Nâng Tầm Trái Cây Đặc Sản Từ Những Cách Làm Hay Nâng Tầm Trái Cây Đặc Sản Từ Những Cách Làm Hay

Chủ động tìm tòi, sáng tạo và chắt lọc những mô hình sản xuất mới lạ để tạo ra các sản phẩm độc đáo, thích ứng nhu cầu thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình là những bước đi đột phá của nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp trong thời gian qua. Dự kiến, nhiều nhà vườn sẽ tung ra một số sản phẩm trái cây độc đáo, lạ mắt cung cấp cho thị trường Tết.

23/01/2015
Một Số Kinh Nghiệm Khi Sử Dụng Túi Bao Trái Trên Cây Ăn Quả Một Số Kinh Nghiệm Khi Sử Dụng Túi Bao Trái Trên Cây Ăn Quả

Biện pháp bao trái vừa bảo vệ trái cây hiệu quả, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và rất an toàn cho con người và môi trường. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong đợi, các nhà vườn phải lưu ý tùy từng loại cây trồng mà chọn lựa các loại túi bao phù hợp.

23/01/2015
Nông Dân Huyện Tháp Mười Gặp Khó Do Giá Lúa Sụt Giảm Mạnh Nông Dân Huyện Tháp Mười Gặp Khó Do Giá Lúa Sụt Giảm Mạnh

Nhiều nông dân xã Đốc Binh Kiều cho biết, hiện lúa OM 4900 chỉ còn khoảng 4.950 - 5.000 đồng/kg nhưng không dễ bán. Thương lái không đến mua hoặc có đến thì trả giá rất thấp. Tuy nhiên, do phải trả tiền vật tư nông nghiệp, chi phí thu hoạch, nếu trữ lại sẽ không có điều kiện phơi sấy nên nông dân buộc phải bán lúa với giá thấp.

23/01/2015
Nông Dân Phấn Khởi Vì Chanh Được Giá Nông Dân Phấn Khởi Vì Chanh Được Giá

Những ngày này, nông dân trồng chanh ở xã cù lao Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh rất phấn khởi vì giá chanh tăng cao, thương lái tới tận vườn mua với giá từ 10 ngàn - 11 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, người trồng chanh có lợi nhuận khá cao. Gia đình ông Bùi Văn Rê ở ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh trồng giống chanh bông tím tứ quý. Với 8 công, mỗi năm ông thu nhập trên 150 triệu đồng.

23/01/2015