Liên Kết Nuôi Ong Bền Vững Cho Doanh Nghiệp, Ổn Định Cho Nông Dân

Nghề nuôi ong đang mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững cho người nông dân cũng như các DN thu mua. Có được điều này bởi hiện nay, có tới 83% số hộ nuôi ong đã tham gia liên kết với các doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định.
Mặc dù đã có 300 đàn ong nuôi ổn định tại Đăk Nông, nhưng ông Cừ vẫn quyết định xuống Bình Phước nuôi thêm 300 thùng ong mật vì đầu ra cho mật ong luôn sẵn có. Ông Cừ cho biết, vụ ong này có thể sẽ mang lại thu nhập hàng chục triệu/tháng cho gia đình ông.
Giá mật ong được các công ty liên kết đưa ra là 36.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với 3 tháng trước. Không chỉ vậy, các hộ nuôi ong trong liên kết còn được mua thức ăn cho ong, thuốc và các dụng cụ lấy mật mà chưa cần trả tiền ngay.
Nằm trong chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, công ty Đăng Khoa đang bao tiêu sản phẩm mật ong cho trên 100 trại nuôi ong với lượng mật trung bình 800 tấn/tháng tại các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước, Tiền Giang, Đăk Nông… Thế nhưng, nguồn cung mật ong chưa đủ để cung cấp cho các đối tác và thị trường.
Theo Hiệp hội nuôi ong Việt Nam, năm 2013, tổng lượng mật ong trong nước sản xuất được trên 48.000 tấn, xuất khẩu 37.000 tấn mật với kim ngạch đạt 80 triệu USD. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 100 triệu năm 2014 khi 63 công ty chế biến và xuất khẩu mật ong sẵn sàng bao tiêu cũng như mở rộng thêm đàn nuôi ong để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm hùm tại vịnh Vũng Rô đang đứng ngồi không yên khi thời hạn di dời lồng bè nuôi tôm tại đây đã hết, trong khi đó, họ chưa biết sẽ đi đâu, về đâu.

Ngày 23/11, Sở NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kết nối doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

Ðầu tháng 11-2013, 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Ðông, tỉnh Tiền Giang xuất hiện dịch cúm A/H5N1 trên đàn vịt. Theo bà Nguyễn Thị Mến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, ổ dịch đã được khống chế, tỉnh đang làm thủ tục công bố hết dịch.

Chị Lê Thị Nhật, chủ một trang trại heo ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, cho biết khoảng 10 ngày nay, một số thương lái đã đến thu mua loại heo trên dưới 100 kg tại trang trại của chị. Mức giá cao hơn so với bình thường từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Các thương lái này cũng hẹn sẽ quay lại gom hàng khi số heo còn lại đạt đủ trọng lượng.

Cách đây khoảng 3 năm, số tiền cám mà chị Chu Thị Hoàn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, đầu tư nuôi một nghìn con gà từ khi mới nở đến lúc xuất bán (khoảng 4 tháng) hết 40 triệu đồng, nhưng hiện nay đã tăng lên 70 triệu đồng. "Giá cám tăng chóng mặt, nhưng gia đình tôi vẫn phải nuôi vì trót vay vốn ngân hàng để đầu tư", chị Hoàn giãi bày.