Gia Lai Xuất Hiện Bệnh Trắng Lá Mía
Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa đã xuất hiện bệnh trắng lá mía gây hại với diện tích bị nhiễm bệnh trên 500 ha. Tập trung nhiều nhất là 2 huyện Phú Thiện và Ia Pa.
Bệnh trắng lá mía xuất hiện trên các giống mía K93-219, K95-156… chủ yếu trên diện tích mía lưu gốc và mía trồng mới khoảng 2-3 tháng. Đây là loại bệnh hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu.
Trước tình hình xuất hiện loại bệnh nguy hiểm trên, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh và Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai đã khuyến cáo nông dân các địa phương cuốc bỏ và thu gom tiêu hủy diện tích mía nhiễm bệnh chuyển sang trồng cây trồng khác để loại trừ mầm bệnh. Đặc biệt, không cho lấy mía ở những vùng bị bệnh làm hom giống…
Hiện tại, Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai cũng đã có chính sách hỗ trợ cho nông dân có diện tích mía bị nhiễm bệnh chuyển sang cây trồng khác sau một năm mới trồng mía trở lại.
Có thể bạn quan tâm
Từ ngã ba Thạch Trụ, huyện Mộ Đức theo QL 24 lên trung tâm huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi là những cánh rừng keo lai bạt ngàn, do Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ (Vinafo BaTo) quản lý.
Nhờ lượng nước tưới có kiểm soát, những chất dinh dưỡng trên bề mặt đất không bị trôi đi, đất luôn đạt độ pH ổn định.
Mục tiêu của dự án giai đoạn đầu là nâng cao kiến thức canh tác lúa và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân theo hướng bảo vệ môi trường bền vững và an toàn sức khỏe cho cộng đồng.
Ngày 12/11/2015 đánh dấu mốc 15 năm thành lập Tập đoàn Syngenta với logo mang chiếc lá màu xanh đã trở nên thân thuộc với hàng triệu nông dân Việt Nam.
Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang được triển khai từ đầu năm 2014.