Trồng Ớt Xuất Khẩu Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Vĩnh Chân
Vụ đông năm 2013, khi UBND xã Vĩnh Chân (huyện Hạ Hòa) triển khai thực hiện mô hình trồng ớt lai xuất khẩu, 14 hộ nông dân đã hăng hái tham gia trên diện tích 1,2 ha. Giống ớt được lựa chọn là giống ớt Hotchili do Công ty TNHH giống cây trồng Dũng Đạt cung cấp.
Sau 6 tháng, cây ớt đã cho thu hoạch với năng suất trung bình đạt 1,4- 1,5 tấn/1 sào; mỗi sào ớt cho thu lãi gần 5 triệu đồng/vụ, cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.
Ông Hoàng Ngọc Thọ - khu 7, xã Vĩnh Chân cho biết: “Cây ớt lai dễ trồng, ít sâu bệnh và không tốn nhiều công chăm sóc như cây lúa. Gia đình tôi đã thu hái ớt được 3 đợt đều năng suất cao. Đây là lần thu hái thứ 4 được khoảng gần 1,7 tấn trên diện tích 11 thước. Đầu ra sản phẩm lại được Công ty Dũng Đạt đảm bảo nên chúng tôi rất yên tâm”.
Tính đến nay, nông dân xã Vĩnh Chân đã thu hoạch ớt được 4 đợt và đang chuẩn bị thu hoạch đợt thứ 5, ước tính vụ ớt năm nay mô hình trồng ớt cho tổng lãi khoảng trên 140 triệu đồng. Ông Bùi Xuân Giang - cán hộ khuyến nông xã Vĩnh Chân cho biết: Sau một thời gian trồng và thu hoạch cho thấy cây ớt mang lại hiệu quả cao và phù hợp với chất đất ruộng của địa phương, đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định.
Với những ưu điểm và lợi thế của cây ớt mang lại đã mở ra một hướng đi mới cho người dân xã Vĩnh Chân. Trồng ớt không chỉ tốn ít công lao động, hiệu quả kinh tế cao mà còn tận dụng được những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả. Từ thành công của mô hình thí điểm, trong vụ tới xã sẽ mở rộng diện tích trồng ớt để nâng cao hiệu quả canh tác, đem lại thu nhập cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, các hộ nuôi tu hài ở phường Cam Nghĩa (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chịu thiệt hại nặng vì tu hài chết hàng loạt. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm.
Những năm gần đây, bên cạnh các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt truyền thống, người dân Nghệ An đã từng bước đưa vào nuôi trồng và khai thác các đối tượng thủy đặc sản biển như như hàu, ngao, cua biển, cá vược, cá hồng mỹ, cá giò... Thành công của các mô hình trên không chỉ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi mà còn mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc phát triển nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Trước tình hình nuôi tôm nước lợ những năm gần đây bị thua lỗ, người dân đang đối mặt với những khó khăn thì người nuôi tôm ở xã Đức Minh (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã nuôi tôm theo mô hình ươm tôm con trước khi thả hồ. Mô hình này đã mang lại hiệu quả đáng mừng.
Theo Thông báo của UBND tỉnh Bình Thuận từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/7, tỉnh sẽ cấm hoạt động khai thác, thu mua vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản gồm: Sò lông, Điệp, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận để bảo vệ và khôi phục nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao đang ngày càng bị cạn kiệt.
Trong lúc chăn nuôi lợn, gà gặp rất nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh cùng với giá bán xuống thấp... thì chăn nuôi bò sữa vẫn mang lại thu nhập khá ổn định cho người nông dân. Đây đang là hướng phát triển chủ lực của nhiều địa phương.