Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn nuôi vịt biển thích ứng với biến đổi khí hậu

Chăn nuôi vịt biển thích ứng với biến đổi khí hậu
Ngày đăng: 26/08/2015

Mô hình chăn nuôi vịt biển do Trung tâm khuyến nông- khuyến ngư tỉnh Trà Vinh thực hiện ở 2 hộ nông dân ở ấp 4, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, mỗi hộ nhận nuôi 250 con vịt biển và được hỗ trợ 100% tiền mua giống, 30% thức ăn hỗn hợp theo từng giai đoạn nuôi. Đây là giống vịt biển 15 - Đại Xuyên, do Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên- Viện Chăn nuôi Quốc gia nghiên cứu và chọn tạo. Các hộ tham gia mô hình được Trung tâm tập huấn kỹ thuật, tiêm phòng bệnh trong suốt giai đoạn nuôi.

Giống vịt biển này là loại thủy cầm có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh, chống chịu dịch bệnh tốt, thích nghi được ở môi trường nước lợ, mặn ở địa phương, nên có thể sống tại các vùng cửa sông, cửa biển và bãi biển. Chăn nuôi loài vịt này không cần vốn đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, khả năng tự săn mồi rất tốt. Hiện nay sau hơn 3 tháng thả nuôi mỗi con có trọng lượng từ 3kg đến 3,2kg/ con. Theo tính toán của các hộ tham gia mô hình thì với giá cả hiện nay là 42.000 đồng/kg, bình quân mỗi con có trọng lượng 3kg, sau khi trừ các khoản chi phí như con giống, thức ăn, thuốc tiêm phòng thì bình quân mỗi con vịt thu lợi nhuận trên 30.000 đồng, sau 3 tháng nuôi.

Theo anh Phan Chí Hướng, ấp 4, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang trước đây gia đình anh cũng có nuôi vịt đẻ nhưng khi vào mùa khô thì không nuôi được do không có nguồn nước ngọt trên các ao hồ cho vịt tắm hay làm điểm trú ngụ của vịt. Nguồn nước ven biển có độ mặn rất cao (15-18%o) nên hầu như các giống vịt của địa phương không chịu nổi, khả năng phát triển của vịt trong giai đoạn mùa khô, nắng nóng ở vùng ven biển bị chậm lại. Vừa qua, gia đình được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư hỗ trợ đầu tư mô hình nuôi thử nghiệm 250 con vịt biển. Giống vịt này chịu được nguồn nước mặn và dùng làm nước uống, tắm ngay khi nguồn nước có độ mặn cao, tỷ lệ hao hụt thấp và tăng trọng nhanh.

Hộ ông Phạm Văn Hải là hộ tham gia mô hình cũng được Trung tâm hỗ trợ 250 con vịt biển cho biết: vịt biển nuôi phát triển rất nhanh, so với giống vịt địa phương cùng thời gian nuôi thì giống vịt biển tăng trọng nhanh, từ 10 - 15% trọng lượng so với vịt địa phương, do đặc tính vịt biển có tính háo ăn và uống nước nhiều, với độ mặn của nguồn nước ven biển như hiện nay (15%o) vịt biển vẫn uống được. So sánh giữa vịt địa phương thì giống vịt biển này khả năng thích nghi cao, nguồn thức ăn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, chuối cây và cám trộn lẫn với nhau…. Vịt biển tăng trọng nhanh, khi vịt trưởng thành đạt trọng lượng từ 3kg/con trở lên.

Đây là giống vịt có nguồn gốc ở các tỉnh miền Trung, tập quán của vịt biển là sinh sống quanh các bãi biển, có khả năng sử dụng nguồn nước biển với độ mặn cao làm nguồn nước uống, khác với giống vịt địa phương. Vì vậy có tên gọi là vịt biển hay vịt 15 Đại Xuyên. Với khả năng thích nghi cao ở vùng ven biển khi nguồn nước ngọt, lợ khan hiếm vào mùa khô, việc chăn nuôi vịt địa phương rất khó khăn, giống vịt biển sẽ giúp cho nông dân nơi đây có lựa chọn tốt hơn để phát triển nghề chăn nuôi, đồng thời tận dụng được nguồn thức ăn thủy sản từ các bãi ven biển cho vịt.

Có thể nói, giống vịt biển đã thích nghi với thổ nhưỡng ở địa phương. Đây là một loài thủy cầm mới bổ sung cho người chăn nuôi ven biển ở Trà Vinh.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Tôm Ở Kiên Giang Tăng Mạnh Sản Lượng Tôm Ở Kiên Giang Tăng Mạnh

Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.

11/08/2014
Bà Rịa – Vũng Tàu Xây Dựng Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Bà Rịa – Vũng Tàu Xây Dựng Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

11/08/2014
Quảng Trung (Quảng Xương, Thanh Hóa) Nhiều Diện Tích Tôm Cá Chết Rải Rác Quảng Trung (Quảng Xương, Thanh Hóa) Nhiều Diện Tích Tôm Cá Chết Rải Rác

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.

11/08/2014
Thành Phố Hồ Chí Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Tôm Theo VietGAP Thành Phố Hồ Chí Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Tôm Theo VietGAP

Mặc dù là mô hình nuôi mới, bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, song được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Thành phố và Trạm Khuyến nông các huyện, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang phương thức nuôi mới.

11/08/2014
Cá Lồng Chết Hàng Loạt Ở Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) Cá Lồng Chết Hàng Loạt Ở Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi)

Chiều 5/8 bỗng dưng hôm cá bơi lờ đờ, sáng hôm sau chết nổi. Chỉ sau 1 đêm, ông đã mất trắng khoảng 60 triệu đồng. 150 con cá mú trọng lượng hơn 1 kg/con nuôi trong bè của chị Nguyễn Thị Ngọc Diệu cũng bị chết đột ngột. Với giá bán hiện tại 260 nghìn đồng/kg cá mú chị Diệu thiệt hại hơn 39 triệu đồng.

11/08/2014