Trồng Ớt Xuất Khẩu Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Vĩnh Chân

Vụ đông năm 2013, khi UBND xã Vĩnh Chân (huyện Hạ Hòa) triển khai thực hiện mô hình trồng ớt lai xuất khẩu, 14 hộ nông dân đã hăng hái tham gia trên diện tích 1,2 ha. Giống ớt được lựa chọn là giống ớt Hotchili do Công ty TNHH giống cây trồng Dũng Đạt cung cấp.
Sau 6 tháng, cây ớt đã cho thu hoạch với năng suất trung bình đạt 1,4- 1,5 tấn/1 sào; mỗi sào ớt cho thu lãi gần 5 triệu đồng/vụ, cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.
Ông Hoàng Ngọc Thọ - khu 7, xã Vĩnh Chân cho biết: “Cây ớt lai dễ trồng, ít sâu bệnh và không tốn nhiều công chăm sóc như cây lúa. Gia đình tôi đã thu hái ớt được 3 đợt đều năng suất cao. Đây là lần thu hái thứ 4 được khoảng gần 1,7 tấn trên diện tích 11 thước. Đầu ra sản phẩm lại được Công ty Dũng Đạt đảm bảo nên chúng tôi rất yên tâm”.
Tính đến nay, nông dân xã Vĩnh Chân đã thu hoạch ớt được 4 đợt và đang chuẩn bị thu hoạch đợt thứ 5, ước tính vụ ớt năm nay mô hình trồng ớt cho tổng lãi khoảng trên 140 triệu đồng. Ông Bùi Xuân Giang - cán hộ khuyến nông xã Vĩnh Chân cho biết: Sau một thời gian trồng và thu hoạch cho thấy cây ớt mang lại hiệu quả cao và phù hợp với chất đất ruộng của địa phương, đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định.
Với những ưu điểm và lợi thế của cây ớt mang lại đã mở ra một hướng đi mới cho người dân xã Vĩnh Chân. Trồng ớt không chỉ tốn ít công lao động, hiệu quả kinh tế cao mà còn tận dụng được những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả. Từ thành công của mô hình thí điểm, trong vụ tới xã sẽ mở rộng diện tích trồng ớt để nâng cao hiệu quả canh tác, đem lại thu nhập cho bà con nông dân.
Related news

Trung tâm Khuyến nông quốc gia đang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) triển khai mô hình “Nuôi gà sinh sản an toàn sinh học” tại xã Tư Mại, Tiến Dũng và Cảnh Thụy, quy mô gần 4 nghìn con gà Ai Cập.

Sống ở vùng quê thuần nông, nếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng thì khó mà khá lên được, nên ông Lê Xuân Quang, ở thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã mở gia trại chăn nuôi, chủ yếu là nuôi heo.

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND, ngày 31-7-2015 phê duyệt Quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Đó là nông dân Lê Thành Đôn (sinh năm 1970), ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre). Anh Đôn được tuyên dương, báo cáo điển hình là nông dân sản xuất giỏi năm 2014.

Để kiểm soát và phân biệt được giống sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất giống và yêu cầu quản lý nguồn giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn, tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Viện Dược liệu Bộ Y tế) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh.