Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập Cao

Những năm qua, xã Hoằng Đông (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, điển hình như mô hình ớt xuất khẩu trồng 2 vụ/năm.
Để nông dân yên tâm sản xuất, HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hoằng Đông đã đầu tư ứng trước cho nông dân về cây giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt; đồng thời đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.
Năm 2013, nông dân xã Hoằng Đông trồng 2 ha ớt xuất khẩu, năng suất đạt 20 - 22 tấn/ha/vụ với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg, cho thu nhập trên 400 triệu đồng/ha/vụ.
Từ hiệu quả trồng ớt xuất khẩu, vụ xuân - hè năm 2014, UBND xã Hoằng Đông đã chỉ đạo các thôn mở rộng diện tích trồng ớt xuất khẩu lên 11 ha. Do đã có kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên toàn bộ diện tích ớt của xã phát triển tốt, đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Dự kiến năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha.
Theo một số hộ dân trồng ớt trên địa bàn, mặc dù giá ớt hiện đang thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng trồng ớt vẫn cho thu nhập cao hơn gấp 3-4 lần một số cây trồng khác tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn thị trường chung rộng lớn với gần 800 triệu người tiêu dùng và 40% GDP toàn cầu.

Tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến.Thực tế cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp nước ta có quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình nên rất khó khăn khi cạnh tranh với các nước trên thế giới.

Trả lời thêm về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Quốc hội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tham gia 10 Hiệp định thương mại tự do, chuẩn bị tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN…

Gần 2 năm nay, một số hộ dân Bình Đông, Bình Thạnh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) tận dụng thế mạnh khu vực biển phía sau bờ chắn sóng Nhà máy đóng tàu Dung Quất (giáp cửa biển Sa Cần), phát triển nghề nuôi cá bớp trong lồng bè.

Đã chục năm nay, cam Cao Phong (Hòa Bình) nức tiếng cả nước giúp hàng trăm nông dân nơi đây kiếm tiền tỷ. Nhà bà Đặng Thị Thu ở khu 2, do có hơn 300 gốc cam, quýt nên đều đặn từ năm 2010 đến nay thu lãi 2-5 tỷ đồng/năm.